Nghệ An: Xây dựng thành công mô hình VietGAP trong nuôi tôm (15-12-2015)

Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) có mục tiêu phát triển là nâng cao quản lý nguồn lợi ven biển để hỗ trợ phát triển bền vững ngành thủy sản ở các tỉnh ven biển Việt Nam. Nghệ An là một trong 8 tỉnhđược chọnthực hiện triển khai Dựán này. Năm 2013, Nghệ An đã tổ chức lựa chọn và thành lập các tổ cộng đồng trong vùng nuôitôm áp dụng VietGAP tại: HTX Thắng Lợi, HTX Lộc Thủy, vùng nuôi xã Quỳnh Lương của huyện Quỳnh Lưu; vùng nuôi Hói Bù, vùng nuôi xóm 3B của thị xã Hoàng Mai; Vùng nuôi tôm Đập Ráng của huyện Diễn Trung. Năm 2014, Chi cục Nuôi trồng thủy sản Nghệ An tiếp tục khảo sát, thành lập tổ cộng đồng trong vùng nuôi tôm áp dụng VietGAP tại phường Quỳnh Dị - TX. Hoàng Mai vàtriển khai nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi an toàn sinh họctại các vùng nuôi tôm:HTX Thắng Lợi - Quỳnh Thanh; HTX Lộc Thủy - Quỳnh Bảng của huyện Quỳnh Lưu.
Nghệ An: Xây dựng thành công mô hình VietGAP trong nuôi tôm

Trong năm 2015, tiếp tục triển khai nâng cấp cơ sở hạ tầng của vùng an toàn sinhhọctại:Vùng nuôi xã Quỳnh Lương - Quỳnh Lưu, Vùng nuôi Hói Bù - HTX Đại Việt Quỳnh Xuân - TX.Hoàng Mai, Vùng nuôi xóm 3B - xã Quỳnh lộc - TX.Hoàng Mai, Vùng nuôi tôm Đập Ráng - Diễn Trung. Đến nay, Chi cục Nuôi trồng thủy sản đã xây dựng thành công 07 mô hình quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng VietGAP trên địa bàn các xã Quỳnh Thanh, Quỳnh Bảng, Quỳnh Yên (Quỳnh Lưu); Quỳnh Lộc, Quỳnh Xuân, Quỳnh Dị (TX. Hoàng Mai) và Diễn Trung (Diễn Châu) với tổng diện tích 240 ha. Kết quả cho thấy,nếuáp dụng nghiêm ngặttất cả cácquy trìnhnuôi tôm an toàn sinh học theo VietGAP,từ khâu xử lý ao hồ, chọn giống, ươm giống, thả con giống, chăm sóc, quản lý... đến thu hoạch sẽgiảm thiểu được dịch bệnh, giảm chi phí, đạt cao năng suất đạt xấp xỉ 5 tấn/ha/vụ, tăng gần gấp 2 lần so với nuôi tôm vùng ngoài dự án. Sau 80 ngày nuôi thu hoạch tỉa, tôm đạt kích cỡ 40 con/kg, nuôi đến 90 ngày thu hoạch hết, tôm đạt kích cỡ 33 con/kg, sản lượng thu được trong năm 2015 đạt 35 tấn tôm, trừ chi phí còn lãi khoảng 3 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiệnáp dụng VietGAPcòn gặp một số khó khăn như: Cơ sở hạ tầng của các hộ dân trong các vùng GAP được xây dựng từ trước khi triển khai dự án nên việc quy hoạch xây dựng lại để đáp ứng được yêu cầu nuôi tôm an toàn sinh họccòn gặp nhiều khó khăn. Điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài, tảo lam phát triển mạnh dẫn đến số lượng lớn ao nuôi tôm bị bệnh phân trắng, mặt khác giá bán tôm thương phẩm thấp (tôm cỡ 100 con/kg, giá bán 100.000đ/kg), do đó ảnh hưởng lớn đến năng suất và thu nhập của các hộ dân.Một số thành viên trong các tổ cộng đồng chưa hiểu hết vai trò trách nhiệm của mình trong thực hiện GAP, còn sơ sài trong ghi chép nhật ký và hạn chế trong kỹ thuật nuôi trồng.Một số thành viên trong các tổ là hộ thuê ao nuôi trong thời gian ngắn (2-3 năm) nên phần thực hiện Kế hoạch xây dựng vùng GAP là chậm so với kế hoạch đề ra.Một số thành viên có quỹ đất, kinh phí hạn chế nên khó khăn trong việc xây dựng ao chứa bùn thải.

Trong thời gian tới, để thực hiện tốt quy trình nuôi tôm theo an toàn sinh học, đòi hỏi người dân phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật, thường xuyên cải tạo, làm sạch ao đầm; kiểm tra kỹ các yếu tố môi trường như độ PH, độ kiềm, độ mặn... Bên cạnh đó, chất lượng đầu vào cần đặc biệt được chú trọng, con giống phải được cơ quan chuyên ngành kiểm dịch đầy đủ trước khi thả nuôi. Tăng cường trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ người nuôi, tổ cộng đồng từ việc thực hiện các quy trình kỹ thuật đảm bảo an toàn dịch bệnh đến việc áp dụng quy trình quản lý VietGAP

Văn Thọ

Ý kiến bạn đọc

Tin khác