Phú Yên: phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 100 triệu USD vào năm 2020 (30-06-2020)

Nhằm phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế về phát triển ngành thủy sản, vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên đã ban hành Kế hoạch Phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản 5 năm giai đoạn 2021-2025. Theo đó, mục tiêu đặt ra đến năm 2025, giá trị sản xuất ngành thủy sản toàn tỉnh tăng 4,5%/năm, giá trị xuất khẩu đạt 100 triệu USD.
Phú Yên: phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 100 triệu USD vào năm 2020
Ảnh minh họa

Trong những năm qua, ngành thủy sản tỉnh Phú Yên đã có những kết quả đáng khích lệ, cơ cấu sản xuất thủy sản tiếp tục chuyến dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng nuôi trồng, giảm tỷ trọng khai thác. Từng bước đầu tư ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong khai thác, bảo quản và chế biến sau thu hoạch, giảm tỷ lệ thất thoát và nâng cao giá trị sản phẩm; liên kết chuỗi sản xuất nuôi trồng, khai thác, chế biến, thương mại sản phẩm thủy sản ngày càng phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và ngư dân.

Theo đó, kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2016-2020, giá trị sản xuất thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh Phú Yên ước tăng bình quân 5,1%. Trong đó, sản lượng đánh bắt thủy sản giai đoạn 2016-2020 ước tăng bình quân 2,8%, sản lượng năm 2020 ước đạt 62.000 tấn (tăng 14,8% so với năm 2015), sản lượng nuôi trồng thủy sản ước tăng bình quân 7,0%, sản lượng năm 2020 ước đạt 13.200 tấn (tăng 40,5% so với năm 2015).

Mặc dù, đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng ngành thủy sản tỉnh Phú Yên đang gặp không ít những tồn tại, khó khăn như: Công tác quy hoạch chi tiết, cắm mốc chỉ giới các vùng nuôi trên địa bàn tỉnh chưa triển khai thực hiện đồng bộ và thiếu tính chặt chẽ. Hạ tầng các vùng nuôi chưa được đầu tư đúng mức như: hệ thống thủy lợi cấp nước, xử lý nước, đường giao thông vùng nuôi, điện và hầu hết các ao nuôi không có hệ thống xử lý chất thải, nước thải nên chưa tạo được sự phát triển bền vững trong nuôi trồng thủy sản và rất khó áp dụng các mô hình nuôi trồng tiên tiến, mô hình nuôi VietGap. Bên cạnh đó, tái cơ cấu ngành thủy sản chưa tạo sự chuyển biến rõ nét trong sản xuất, chất lượng tăng trưởng chưa bền vững; khả năng cạnh tranh của nhiều loại sản phẩm nông sản còn thấp. Giá cả tiêu thụ biến động bất thường, làm ảnh hưởng thu nhập của nông dân. Công tác rà soát, thống kê lồng, bè NTTS, tình hình NTTS chưa đồng bộ.

Nhằm phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế về phát triển ngành thủy sản, vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên đã ban hành Kế hoạch Phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản 5 năm giai đoạn 2021-2025. Theo đó, mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2020, giá trị sản xuất thủy sản đạt 5,5-6%/năm: tỷ trọng giá trị sản lượng thủy sản/tổng giá trị sản xuất toàn ngành Nông lâm thủy sản đạt 37%. Giá trị sản phẩm thu được bình quân trên 1 ha mặt nước nuôi trông thủy sản đạt 1 tỷ đồng/năm. Giá trị xuất khẩu đạt 70 triệu USD.

Đến năm 2025, giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 4,5%/năm, tỷ trọng giá trị sản lượng thủy sản/tổng giá trị sản xuất toàn ngành Nông lâm thủy sản đạt 37%. Giá trị sản phẩm thu được bình quân trên 1 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt 1,34 tỷ đồng/năm. Giá trị xuất khẩu đạt 100 triệu USD.

Để đạt được những mục tiêu kế hoạch đề ra, trong thời gian tới, tỉnh Phú Yên cần tăng đầu tư cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thuỷ sản tập trung, phát triển giống thuỷ sản, hệ thống cảnh báo và giám sát môi trường, hệ thống quản lý dịch bệnh và thú y thuỷ sản; tiếp tục đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các dự án cơ sở hạ tầng phục vụ đánh bắt thuỷ sản như cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; hỗ trợ trang thiết bị máy định vị tàu thuyền phấn đấu sau năm 2015 giám sát được 100% tàu cá hoạt động ở vùng biển xa bờ (thiết bị Trạm bờ, máy liên lạc định vị vệ tinh, đài tàu); hỗ trợ phương thức phối hợp quản lý khai thác bảo vệ nguồn lợi ven bờ; hỗ trợ đầu tư bảo quản chế biến giảm tổn thất sau thu hoạch, cải hoán nâng công suất, hiện đại hoá tàu thuyền đánh bắt xa bờ, giảm tàu thuyền khai thác ven bờ.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục phối hợp với các địa phương, các cơ quan đon vị tiếp tục triển khai triển khai thực hiện Đe án tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp thuộc lĩnh vực thủy sản theo hướng nâng giá trị gia tăng và bảo đảm an toàn thực phẩm, áp dụng thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP hoặc tương đương).

Mặt khác, công tác rà soát, sắp xếp các vùng nuôi trồng thủy sản phù họp với quy hoạch tỉnh, nhất là nuôi thủy sản lồng bè, nuôi đối tượng thủy sản chủ lực; kiểm tra, xử lý các vi phạm trong nuôi trồng thủy sản như không đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng, bè, các đối tượng chủ lực...cần được thực hiện đồng bộ và chặt chẽ.

Thực hiện kiểm tra các hoạt động sản xuất, kinh doanh giống thủy sản; sản xuất, kinh doanh thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường NTTS trên địa bàn tỉnh

Tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng chống dịch bệnh kiểm tra, kiểm soát và tổ chức quản lý, giám sát cộng đồng để quản lý môi trường và áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm khắc theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường để giảm thiểu tình trạng xả thải tùy tiện tại các cảng cá, bến cá, khu neo đậu gây ô nhiễm.

Thực hiện quản lý tốt các khu bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thuy sản để bảo vệ một số loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, duy trì đa dạng sinh học của các loài thủy sinh. Phối họp thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn, tuyên truyền cho ngư dân và cán bộ địa phương về các công cụ, phương pháp khai thác thân thiện với môi trường. Tổ chức các lóp tập huấn hoặc lồng ghép nội dung về bảo vệ môi trường trong chương trình tập huấn của khuyến ngư. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc sử dụng họp lý tiềm năng nguồn lợi và tài nguyên thủy sản thông qua phương tiện thông tin đại chúng. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục ngư dân ở các làng nghề, cư dân ven biến đế họ nhận thức đầy đủ, toàn diện về công tác bảo vệ môi trưòng và phát triến nguồn lợi thuỷ sản. Hướng dẫn ngư dân chuyển đổi nghề khai thác; Nâng cấp, cải hoán tàu nhỏ thành tàu lớn; Đóng mới tàu thuyền nghề cá bằng các vật liệu mới.

Văn Thọ

Ý kiến bạn đọc

Tin khác