Thủy sản Thái Lan thành công trong việc chống khai thác IUU, thực thi chính sách lao động hướng tới sự phát triển bền vững - Phần 4, hết (13-10-2022)

Thái Lan tích cực hợp tác quốc tế, tăng cường chống khai thác IUU ở ASEAN.
Thủy sản Thái Lan thành công trong việc chống khai thác IUU, thực thi chính sách lao động hướng tới sự phát triển bền vững - Phần 4, hết
Ảnh minh họa

Chính phủ Thái Lan nhận thấy tầm quan trọng của sự hợp tác quốc tế bao gồm các quốc gia treo cờ, quốc gia có cảng, quốc gia ven biển và các RFMO có liên quan (flag state, port state, coastal state and relevant RFMOs) trong việc trao đổi thông tin hoạt động khai thác của các tàu đánh cá khả nghi hoặc tàu khai thác hải sản bất hợp pháp (suspicious fishing vessels or IUU vessels).

Thái Lan đã mở rộng sự hợp tác về chống đánh bắt IUU cho các nước thành viên ASEAN bằng cách thành lập Mạng lưới ASEAN về Chống đánh bắt IUU, còn được gọi tắt là AN-IUU (ASEAN Network for Combating IUU Fishing). Theo đó, AN-IUU sẽ hỗ trợ hợp tác giữa các Quốc gia Thành viên ASEAN trong việc đấu tranh chống lại đánh bắt IUU cũng như tiến hành truy tố các tàu khai thác IUU trong khu vực theo Lộ trình ASEAN về chống đánh bắt IUU (ASEAN Roadmap on Combating IUU Fishing) và các cơ chế RPOA-IUU (RPOA-IUU mechanisms). Trong đó, Cục Thủy sản Thái Lan đóng vai trò trung tâm của AN-IUU và là quản trị viên Nền tảng tương tác (Interactive Platform administrator) để chia sẻ mọi thông tin về IUU trong khu vực.

Tiến độ ngăn chặn nạn buôn bán người (human trafficking) và lao động cưỡng bức (forced labor) trong ngành thủy sản Thái Lan

Chống lại nạn buôn bán người là một chương trình nghị sự quốc gia của Thái Lan. Ngay cả khi Thái Lan được xếp vào Danh sách theo dõi bậc 2 trong báo cáo TIP 2021 (the tier 2 watch list in the TIP report 2021) thì Chính phủ Hoàng gia Thái Lan vẫn tiếp tục nỗ lực mạnh mẽ trong việc giải quyết triệt để nạn buôn người bằng cách theo đuổi chính sách không khoan nhượng trong việc truy tố những kẻ phạm tội; đảm bảo an toàn và bảo vệ các nạn nhân bị buôn bán, thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương khỏi nạn buôn bán người.

Thái Lan đã và đang tập trung vào việc ngăn chặn và xóa bỏ lao động bất hợp pháp trong các hoạt động thủy sản. Đã thực hiện việc sửa đổi luật và các chính sách liên quan đến bảo vệ quyền lao động và quản lý nhập cư, thiết lập hệ thống giám sát để đảm bảo sức khỏe và hiệu suất công việc của người lao động, đồng thời điều chỉnh 3 biện pháp Ps “Prosecution, Protection, and Prevention” (Truy tố, Bảo vệ và Phòng ngừa ) để giải quyết các vấn đề lao động xảy ra trong nước.

Hơn nữa, Thái Lan đã từng truy tố một người phạm tội cưỡng bức lao động và tiến hành theo dõi tội phạm này trong tất cả các công đoạn của chuỗi cung ứng thủy sản; từ cảng, bè, tới biển. Thái đã xây dựng Lực lượng đặc nhiệm liên cơ quan (Inter – Agency Taskforce) giữa các cơ quan chính phủ và khu vực tư nhân để triển khai hoạt động này hiệu quả hơn.

Lao động nước ngoài tại Thái Lan là khoảng 110.000 người, đã đăng ký và làm việc hợp pháp tại nước này kể từ năm 2018. Hiện tại, 100% lao động nhập cư làm việc trong lĩnh vực thủy sản đều nhập cảnh vào Thái Lan thông qua các kênh hợp pháp hoặc được chấp thuận theo giấy tờ chứng minh quốc tịch (the proof of nationality measures).

Thái Lan là quốc gia thành viên thứ 14 của Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization - ILO) và là quốc gia đầu tiên ở châu Á phê chuẩn Công ước về lao động trong khai thác thủy sản (ILO Work in Fishing Convention, 2007 No. 188 or C188) vào tháng 1 năm 2019 và có hiệu lực từ tháng 1 năm 2020. Hiện tại, chính phủ hoàng gia Thái Lan đã ban hành Luật Bảo hộ Lao động Nghề cá 2019 (the Labor Protection in Fisheries Act 2019) nhất quán với C188 cũng như tăng hiệu quả bảo hộ lao động và phòng ngừa lao động cưỡng bức trong nghề cá. Thái Lan cũng đã phê chuẩn Nghị định thư năm 2014 đối với Công ước Lao động cưỡng bức (P29) (the Protocol of 2014 to the Forced Labour Convention (P29)).

Bên cạnh đó, Thái Lan cũng phối hợp với nhiều nước khác như các quốc gia trong khối Liên minh châu Âu để ngăn chặn nạn buôn người, đồng thời hợp tác với chính phủ Campuchia thành lập Trung tâm trung chuyển nạn nhân của nạn buôn người (the transit center for human trafficking victims) ở Poipet (Campuchia) để phục hồi sức khỏe cho nạn nhân trước khi trở lại xã hội. Thái cũng đã hợp tác với ILO để xây dựng và triển khai các dự án USDOL và ATLAS.

Nhìn chung, Thái Lan đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc đấu tranh chống nạn buôn người và các hình thức lao động cưỡng bức khác, cụ thể là: (1) tăng cường xác định nạn nhân của nạn buôn người, (2) truy tố và xử phạt nghiêm các trường hợp phạm tội và các quan chức chính phủ liên quan đến nạn buôn bán người, (3) cùng với các tổ chức phi chính phủ (NGOs) xây dựng sổ tay hướng dẫn về các tiêu chuẩn đào tạo/ chính sách chống buôn bán người, (4) thanh tra lao động phối hợp với các nhóm liên ngành để tìm kiếm, phân loại nhiều nạn nhân hơn từ nạn buôn bán lao động.

Tại Thái Lan có 03 luật và văn bản quy phạm pháp luật đã được bổ sung để nâng cao hiệu quả ngăn chặn và trấn áp nạn buôn người, được ban hành hoặc sửa đổi vào năm 2019, đó là: (1) Sửa đổi Bộ luật Tố tụng Hình sự (Số 33 & 34) B.E. 2562 (2019) (Amendments to the Criminal Procedure Code (No.33& 34) B.E. 2562 (2019)); (2) Nghị định sửa đổi Luật Chống nạn buôn bán người B.E.2551 (2008) B.E.2562 (2019) (Emergency Decree Amending the Anti-Human Trafficking Act B.E.2551 (2008) B.E.2562(2019)); (3) Luật Bảo hộ Lao động Nghề cá (the Labour Protection in Fisheries Act on Work in Fishing).

Ngoài ra, Thái Lan đang tiếp tục xem xét Dự thảo Luật Quan hệ lao động (the draft Labour Relations Act), theo đó cho phép người lao động nhập cư tham gia với tư cách thành viên của các liên đoàn lao động, phù hợp với Tiêu chuẩn Quốc tế (International Standard of the ILO C. 98). Các sửa đổi cần thiết bao gồm “quyền của người lao động nhập cư được làm thành viên ủy ban của các liên đoàn lao động” (migrant workers’ right to serve as committee members at labour unions). Dự thảo vẫn đang trong quá trình xem xét và là một phần trong các nỗ lực của Chính phủ Thái Lan hướng tới việc phê chuẩn ILO C. 98.

Sự hợp tác nhiều hơn giữa các cơ quan chính phủ và khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ cũng như việc nâng cao năng lực của các cán bộ thực thi pháp luật đã giúp tăng hiệu quả truy tố trong các vụ án buôn người. Nhiều bản án nghiêm khắc đã được áp dụng với những kẻ phạm tội, trong số đó có 36,6% bị phạt tù từ 10 năm trở lên, nhờ đó đã tạo hiệu quả răn đe cao hơn. Cục Thủy sản Thái Lan cũng đã thành lập Trung tâm Bảo vệ nghề cá trên biển (the Marine Fisheries Protection and Suppression Centre) để phối hợp với cơ quan hữu quan của các tỉnh tiến hành kiểm tra tàu thuyền trên biển. Theo Trung tâm kiểm soát cảng cá (PIPO), tất cả các thuyền viên trên tàu đều được kiểm tra bởi đội thanh tra liên ngành.

Ngọc Thúy (theo www4.fishers.go.th)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác