Thủy sản Thái Lan thành công trong việc chống khai thác IUU, thực thi chính sách lao động hướng tới sự phát triển bền vững - Phần 2 (07-10-2022)

Hệ thống giám sát, kiểm tra, kiểm soát tại Thái Lan (Monitoring, Control and Surveillance System – MCS).
Thủy sản Thái Lan thành công trong việc chống khai thác IUU, thực thi chính sách lao động hướng tới sự phát triển bền vững - Phần 2
Ảnh minh họa

Chính phủ Thái Lan đã phát triển và củng cố Hệ thống giám sát, kiểm tra, kiểm soát (MCS). Hệ thống này yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ và tích hợp giữa các cơ quan hữu quan, hướng tới mục tiêu phòng tránh, ngăn chặn nạn đánh bắt IUU cũng như triển khai các hoạt động pháp lý chống lại khai thác IUU. Hệ thống MCS bao gồm việc kiểm soát tàu xuất - nhập cảng (port-in and port-out control), kiểm tra tại cảng, kiểm tra trên biển, giám sát hàng không, kiểm tra lao động trên tàu và giám sát từ xa được thực hiện bởi Trung tâm Giám sát nghề cá (the Fishery Monitoring Center FMC) sử dụng cơ sở dữ liệu đã được hiện đại hóa và hệ thống công nghệ thông tin (information technology system – IT), tổ chức trực liên tục 24/7 và sẵn sàng phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát của tất cả các bên có liên quan (all integrated inspection and control parties).

Chương trình Đánh giá rủi ro (Common Risk Assessment CRA) đã được nâng cấp phát triển và thay thế phương thức đánh giá trước đây (the pre-common risk assessment PreCRA) khi tiến hành kiểm tra tàu cá và hoạt động khai thác thủy sản, thực hiện bởi những đơn vị kiểm tra khác nhau (different inspecting agency). Trong trường hợp cần thiết, CRA có thể xem xét toàn bộ chuỗi thời gian, trong đó có sự thay đổi hành vi khai thác của ngư dân.

Trung tâm Giám sát nghề cá (the Fishery Monitoring Center FMC) 

Từ việc phát hiện những lỗ hổng sau khi Cục Thủy sản Thái Lan (DoF) cơ cấu lại các đơn vị tổ chức (liên quan đến việc kiểm tra tàu tại cảng cá và trên biển), Cục Thủy sản đã xem xét phương thức làm việc của Trung tâm Giám sát nghề cá (FMC), sau đó thông báo cho các cơ quan hữu quan để nhận được ý kiến đóng góp và thống nhất quy trình làm việc. Đồng thời cũng thiết lập thời gian cho mỗi một hoạt động để xúc tiến công việc nhanh chóng. Theo đó, bất cứ thời điểm nào, khi Trung tâm Giám sát nghề cá thông báo mục tiêu cho các đơn vị kiểm tra hàng hải và quản lý cảng (the marine and the port inspection units) thì các đơn vị này sẽ triển khai thực hiện theo chức năng nhiệm vụ của mình cũng như thực thi các quy định của pháp luật hiện hành. Nếu không tìm thấy bằng chứng sai phạm, đơn vị kiểm tra hàng hải và quản lý cảng sẽ báo cáo Trung tâm Giám sát nghề cá để Trung tâm xem xét và đưa thông tin lên Nhóm công tác hàng ngày (the Daily Brief Working Group).

Hơn nữa, để ngăn ngừa rủi ro xảy ra với ngư dân khi tham gia hoạt động đánh bắt hải sản bất hợp pháp (the illegal fishing), Cục Thủy sản, Trung tâm Giám sát nghề cá và 30 Trung tâm quản lý xuất, nhập cảng (PIPO) đã triển khai thêm một số biện pháp bổ sung sau:

1) Các ​​Trung tâm PIPO thường xuyên tuyên truyền phổ biến về Sổ tay hướng dẫn hoạt động khai thác thủy sản thương mại (constantly disseminated manual for commercial fishing operation) và thông tin cho ngư dân về đường ranh giới, khu vực cấm đánh bắt, các quy định pháp lý có liên quan.

2) Xác định vùng đệm (the Buffer line) từ khu vực kiểm soát trong ứng dụng Fisheries Touch, ví dụ: Vùng đệm được xác định cách đường bờ biển và các khu bảo tồn 0,5 hải lý và cách ranh giới vùng biển Thái Lan và ranh giới vùng biển lân cận 3 hải lý để khuyến cáo ngư dân thận trọng khi ra khơi, đánh bắt.

3) Giúp các chủ tàu và thuyền trưởng hiểu rõ và nắm chắc cách điều chỉnh hệ thống định vị tàu (gain understands and ability to adjust the vessel positioning system - GPS of fishing vessels) sao cho phù hợp với đường chỉ định của Trung tâm Giám sát nghề cá, để tránh những tình huống rủi ro do ngư dân vô tình thực hiện sai lỗi GPS.

4) Tổ chức các chuyến thăm quan, giới thiệu cho các thuyền trưởng tại các Trung tâm PIPO, qua đó giúp thuyền trưởng Thái Lan có thêm kiến ​​thức và sự hiểu biết về các quy tắc, thủ tục, tiêu chuẩn và phương pháp phòng chống đánh bắt IUU.

Kiểm tra trên biển

Việc kiểm tra trên biển được thực hiện bởi 3 cơ quan: Cục Thủy sản (the Fisheries Patrol of the Department of Fisheries), Trung tâm Chỉ huy thực thi hàng hải Thái Lan (Thai Maritime Enforcement Commands Centre – THAIMECC) và Cục Tài nguyên biển (the Department of Marine and Coastal Resources).

Từ ngày 1/11/2020 đến ngày 31/10/2021, đã tiến hành kiểm tra tổng cộng 1.856 lượt tàu cá trên biển, trong đó kiểm tra 6.374 tàu cá, phát hiện đánh bắt trái phép 376 vụ. Hầu hết các trường hợp vi phạm do sử dụng ngư cụ trái phép (illegal fishing gears), đã tiến hành tịch thu; tiếp theo là 119 trường hợp tàu cá thủ công dưới 10 tấn, trong đó có 89 trường hợp sử dụng ngư cụ truyền thống (traditional fishing gear) và 30 trường hợp sử dụng ngư cụ thương mại (commercial fishing gear).

Khi xem xét từng trường hợp, các cơ quan kiểm tra trên biển phát hiện thấy một điểm chung là: hầu hết các trường hợp vi phạm đều liên quan đến việc sử dụng ngư cụ trái phép, đồng thời không thể bắt người vi phạm (offenders) vì thời điểm kiểm tra ngư cụ lại vắng mặt chủ sở hữu (while checking the fishing gear the owner was not present). 

Đánh bắt hải sản ở nước ngoài

Đối với hoạt động đánh bắt hải sản ở nước ngoài (overseas fishing), Thái Lan đang triển khai Hệ thống giám sát, kiểm tra, kiểm soát (MCS) trong đó sử dụng hiệu quả các công nghệ tiên tiến như hệ thống báo cáo điện tử (electronic reporting systems - ERS), nhật ký điện tử (E-logbook). Mặc khác, camera quan sát (CCTV) cũng được lắp đặt để liên tục ghi lại các hoạt động đánh bắt và trung chuyển (transhipping). Hệ thống cảm biến (drum-rotation sensors) cũng được dùng để giám sát việc sử dụng các thiết bị đánh cá. Hệ thống giám sát tàu cá (Vessel Monitoring Systems - VMS) và hệ thống nhận dạng tự động (Automatic Identification System - AIS) được sử dụng để theo dõi vị trí của tàu trong khi cảm biến Hatch (Hatch Sensors) được sử dụng để theo dõi vị trí xếp cá trên tàu (the occupation of fish holds in the vessel).

Ngoài ra còn có một ứng dụng đã được phát triển cho các quan sát viên trên tàu (on-board observer). Các thiết bị này kiểm soát và giám sát hiệu quả hoạt động của các tàu khai thác hải sản ở nước ngoài (the fishing activities of oversea fishing vessels) và hoạt động trung chuyển của tàu sân bay (transhipping activities of carrier vessels at sea). Bên cạnh đó, để ngăn chặn việc đánh bắt bất hợp pháp, chuyển giao sản phẩm đánh bắt và người lao động trên tàu (transferring of catch and labour onboard), một quan sát viên trên tàu được yêu cầu giám sát toàn bộ quá trình kiểm tra tàu được tiến hành mỗi khi tàu cập bến, xuất bến và bốc dỡ hàng hóa lên bờ (the vessel inspection of port in - port out control and landing inspection).

Thái Lan hiện có 4 tàu khai thác ở nước ngoài được phép đánh bắt tại khu vực Hiệp định nghề cá Nam Ấn Độ Dương (the Southern Indian Ocean Fisheries Agreement - SIOFA) và 5 tàu trung chuyển (oversea transshipment vessels) được phép thực hiện hoạt động trung chuyển tại cảng Maldives. Vào năm 2020, Cục Thủy sản Thái Lan đã sửa đổi các thông báo về hoạt động đánh bắt của tàu cá Thái Lan và tàu trung chuyển của Thái Lan trong khu vực Hiệp định nghề cá Nam Ấn Độ Dương (SIOFA) theo các quy định quản lý và bảo tồn hiện hành của SIOFA, đồng thời giáo dục ngư dân khai thác ở nước ngoài tuân thủ nghiêm ngặt thông báo và các CMM của SIOFA (the notification and the SIOFA CMMs).

Bất chấp tình hình đại dịch COVID-19, Thái Lan vẫn tiến hành nghiêm công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát các đội tàu đánh cá nước ngoài của Thái hoạt động trong khu vực SIOFA, thường xuyên kiểm tra tính sẵn sàng của hệ thống giám sát và báo cáo điện tử (electronic reporting and monitoring systems - ERS and EM) thông qua các thiết bị điều khiển từ xa. Trước khi tàu khởi hành, phải đảm bảo rằng hệ thống này phát huy đầy đủ mọi tính năng hoạt động tại mọi thời điểm.

Mặc dù đã có một số yêu cầu SIOFA đình chỉ hoạt động của các quan sát viên trên tàu (observers on board) trong trường hợp bùng phát dịch COVID-19, nhưng Thái Lan vẫn triển khai hoạt động của các quan sát viên trên tàu trong tất cả các chuyến đi của tàu để đảm bảo rằng các đội tàu đánh bắt cá ở nước ngoài của Thái Lan luôn tuân thủ nghiêm ngặt mọi quy định của Hiệp định nghề cá Nam Ấn Độ Dương (SIOFA) cũng như tiến hành thu thập tất cả các dữ liệu khoa học khác. Cùng với đó là các biện pháp kiểm soát, giám sát nêu trên và triển khai quan sát viên trên tàu cá nước ngoài. Trong trường hợp có quy trình giám sát mà các cơ quan của Thái Lan không thể xử lý thì OceanMind (một tổ chức phi lợi nhuận của Anh, chuyên phân tích dữ liệu từ các tàu cá ngoài biển-ND) và IJM sẽ được yêu cầu hỗ trợ giám sát, chẳng hạn như sẽ sử dụng các hình ảnh vệ tinh (nhất là trong các trường hợp bị mất tín hiệu VMS).

Biện pháp của các quốc gia có cảng

Cục Thủy sản Thái Lan (DoF) vẫn đang tiếp tục thực hiện Biện pháp của các quốc gia có cảng (Port State Measures - PSM) một cách nghiêm ngặt đối với tàu nước ngoài vào cảng Thái Lan để bốc dỡ cá. Năm ngoái, có hơn 8.000 chuyến tàu nước ngoài vào cảng được kiểm tra theo Hiệp định về Biện pháp của các quốc gia có cảng, trong đó 97% là tàu cá của các nước láng giềng. Tuy nhiên, tổng lượng thủy sản nhập khẩu là 783.000 tấn, trong đó khoảng 66% được nhập từ các nước ngoài khu vực lân cận và đối tượng nhập khẩu chính là cá ngừ được dùng làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu tại các cơ sở của Thái Lan. Cũng trong năm ngoái, Cục Thủy sản đã từ chối yêu cầu vào cảng của Thái Lan để sửa chữa một con tàu có tên là PROGRESSO, vì nó nằm trong danh sách tàu IUU của IOTC (the IOTC IUU vessel list).

Để giám sát việc nhập khẩu động vật thủy sản vào các cảng của Thái Lan (theo Hiệp định về Biện pháp của các quốc gia có cảng), OceanMind đã làm việc với Nhóm DoF PSM để xác minh thông tin về các tàu trung chuyển vào cảng (transshipment vessels entering port), bao gồm cả tàu đánh bắt (catching vessel) để ngăn chặn việc nhập khẩu cá có nguồn gốc từ khai thác IUU. Bên cạnh đó, DoF đã đồng ý với OceanMind trong việc phát triển chương trình công cụ PSM (a PSM tool program) để khi kết thúc hợp tác với OceanMind thì Nhóm DoF PSM của Thái vẫn có thể tự tiến hành kiểm tra các tàu nước ngoài vào cảng Thái Lan. Hệ thống công cụ PSM hiện đang được OceanMind phát triển. Tuy nhiên, OceanMind cũng đã nâng cao năng lực đào tạo thực thi công việc, tăng cường cho đội ngũ nhân viên của DoF PSM về kỹ năng kiểm tra, đánh giá PSM.

Cùng với đó, Cục Thủy sản Thái vẫn tiếp tục nâng cao năng lực cho các cán bộ PSM và tăng cường kiểm tra PSM:

(1) Cục Thủy sản phối hợp với NOAA và USAID tổ chức hội thảo trực tuyến để đào tạo, tập huấn cho thanh tra viên “Hiệp định về Biện pháp của các quốc gia có cảng” trong khoảng thời gian từ ngày 14-19/6/2021 và 2-6/8/2021. Khóa đào tạo này chủ yếu hỗ trợ Thái Lan trong cuộc chiến chống khai thác IUU và nâng cao năng lực thực hiện Hiệp định về Biện pháp của các quốc gia có cảng (Port State Measures Agreement - PSMA) bằng cách tập trung thực hiện các biện pháp PSMA như: hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của thanh tra PSMA (PSMA inspector), giám sát các hoạt động đánh bắt IUU, kiểm tra tàu cá và hỗ trợ các tàu treo cờ nước ngoài vào cảng Thái Lan tuân thủ PSMA. Ngoài ra, hội thảo còn là diễn đàn thảo luận, trao đổi thông tin và kinh nghiệm giữa các chuyên gia NOAA và các quan chức Thái Lan.

(2) Trong các ngày từ 26-29 tháng 10 năm 2021, Cục Thủy sản Thái Lan cũng đã phối hợp với FAO và NOAA tổ chức đào tạo trực tuyến cho các quan chức ở các nước ASEAN thực hiện Hiệp định về Biện pháp của các quốc gia có cảng. Khóa đào tạo này đã hỗ trợ việc thực hiện PSM ở các nước Đông Nam Á thông qua Cơ chế hợp tác khu vực của SEAFDEC, Phòng Đào tạo SEAFDEC (Training Department - TD) trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường hợp tác khu vực và tăng cường năng lực quốc gia để xóa bỏ khai thác IUU ở Đông Nam Á” (Strengthening Regional Cooperation and Strengthening National Capacities to Eliminate IUU fishing in Southeast Asian), qua đó hỗ trợ và giúp đỡ các nước thành viên ASEAN thực hiện Biện pháp của các quốc gia có cảng (PSM) thông qua sự hiểu biết các yêu cầu trong Hiệp định về Biện pháp của các quốc gia có cảng (PSMA); đồng thời giúp tăng cường năng lực thông qua sự tham gia của tất cả các cấp và tăng cường hợp tác khu vực trong việc chống khai thác IUU.

Ngọc Thúy (theo www4.fishers.go.th)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác