Thủy sản Thái Lan thành công trong việc chống khai thác IUU, thực thi chính sách lao động hướng tới sự phát triển bền vững - Phần 1 (05-10-2022)

Cập nhật tình hình chống khai thác IUU của Thái sau khi được EU gỡ bỏ thẻ vàng.
Thủy sản Thái Lan thành công trong việc chống khai thác IUU, thực thi chính sách lao động hướng tới sự phát triển bền vững - Phần 1
Ảnh minh họa

Năm 2019, sau khi nhận thẻ vàng từ EU, Thái Lan đã tập trung triển khai các hoạt động chống khai thác IUU, thực thi các chính sách liên quan đến vấn đề lao động trong ngành thủy sản. Các cơ quan có thẩm quyền căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì thực hiện hoạt động chống khai thác IUU một cách triệt để.

Ban đầu, Thái Lan thành lập Trung tâm Chỉ huy chống đánh bắt bất hợp pháp (Command Center on Combating Illegal Fishing - CCCIF). Đây là lực lượng đặc nhiệm có nhiệm vụ giám sát mọi hoạt động liên quan đến việc chống khai thác IUU nhằm mục tiêu sớm gỡ bỏ thẻ vàng của EU. Sau đó, Thái Lan đã chuyển nhiệm vụ này sang một cơ quan thực thi luật (a legal authority). Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi đã diễn ra không suôn sẻ.

Nguyên nhân là trong thời gian triển khai chuyển đổi (từ 2019-2020), Cục Thủy sản Thái Lan (the Department of Fisheries - DoF), đơn vị điều hành chính các hoạt động giám sát, kiểm tra, kiểm soát (Monitoring, Control and Surveillance – MCS) đã đặt yêu cầu cơ cấu lại các bộ phận liên quan đến MCS. Trong khi đó, Chính phủ Thái Lan vẫn tiếp tục thực hiện các hoạt động chống đánh bắt IUU ở nhiều khía cạnh khác nhau như: khuôn khổ pháp lý, chính sách chiến lược, quản lý đội tàu và nguồn lợi thủy sản, nâng cao MCS, tăng cường luật pháp, xử phạt các hành vi vi phạm, nâng cấp hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử, ngăn chặn lao động cưỡng bức, chủ động hợp tác quốc tế, bao gồm cả việc khởi xướng chính sách quốc gia “THÁI LAN KHÔNG IUU” (IUU FREE THAILAND).  

Chính phủ Thái Lan duy trì chính sách chống khai thác IUU để quản lý nguồn lợi thủy sản bền vững. Bất chấp đại dịch Covid-19 xảy ra trong hai năm 2020-2021, Thái Lan vẫn tiếp tục thực hiện mọi biện pháp chống khai thác IUU, tuân thủ các quy định luật pháp quốc tế, thực hiện quản lý đội tàu bằng cách đưa tàu cá quy mô nhỏ vào hệ thống đăng kiểm, tìm kiếm sử dụng thiết bị giám sát hành trình (VMS) phù hợp với tàu cá quy mô nhỏ, cấm đăng ký tàu cá thương mại (successively banning registration of commercial fishing vessel for one year at a time), không thực hiện chính sách tăng cường số ngày đánh bắt thủy sản cho ngư dân vào dịp cuối năm khai thác (the end of fishery year) – là thời điểm Thái Lan xem xét phân bổ sản lượng khai thác cho các tàu cá, cũng như bố trí ngân sách để thực hiện việc loại bỏ một số tàu thuyền ra khỏi hệ thống đánh bắt thủy sản.

Ngoài ra, Thái Lan còn tiến hành giám sát, quản lý, kiểm soát tàu cá Thái Lan hoạt động trong vùng biển Thái Lan và ngoài vùng biển Thái Lan bằng cách thực hiện nghiêm luật pháp cũng như hợp tác chống khai thác IUU trong khu vực Đông Nam Á theo “Lộ trình ASEAN chống đánh bắt IUU” (ASEAN Roadmap on Combating IUU Fishing), các cơ chế RPOA- IUU và Mạng lưới ASEAN về chống khai thác IUU (ASEAN Network for Combating IUU Fishing – AN-IUU) do Cục Thủy sản Thái Lan đóng vai trò trung tâm và là quản trị nền tảng tương tác (Interactive Platform administrator).

Bên cạnh đó, Cục Thủy sản tiếp tục làm việc với các tổ chức quốc tế (trong đó có EJF và một số tổ chức quốc tế khác) thực hiện kiểm tra, kiểm soát và giám sát. EJF đã tiến hành quan sát chi tiết các sáng kiến ​​của Chính phủ Thái Lan nhằm giải quyết vấn đề đánh bắt IUU và nạn buôn bán người hoạt động trong lĩnh vực khai thác thủy sản ở Thái Lan. EJF triển khai giám sát tất cả các giai đoạn trong hệ thống MCS với các chuyến thăm ở tất cả 30 Trung tâm quản lý xuất cảng, nhập cảng (Port in and Port out - PIPO) và 03 Ban Quản lý cảng (Area commands) thuộc Trung tâm Chỉ huy thực thi hàng hải Thái Lan (Thai Maritime Enforcement Commands Centre - Thai MECC), đồng thời chứng kiến ​​nhiều cuộc tuần tra, kiểm tra trên biển được thực hiện bởi Hải quân Thái Lan (Thai Navy), Cảnh sát Biển Thái Lan (Marine Police), và Cục Tài nguyên biển (Department of Marine and Coastal Resources - DMCR).

Khung pháp lý mới

Thái Lan đã sửa đổi khung pháp lý nghề cá để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế nhằm phòng tránh, ngăn chặn và loại bỏ IUU. Thái Lan đã tuân thủ một số công ước quốc tế liên quan đến khai thác IUU như Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (the United Nations Convention on the Law of the Sea – UNCLOS), Hiệp định về đàn cá di cư (UN Fish Stocks Agreement - UNFSA), Hiệp định của các quốc gia có cảng (Port State Measures Agreement - PSMA), Hồ sơ toàn cầu của FAO (FAO Global Record), các biện pháp bảo tồn và quản lý (Conservation and Management Measures - CMM) của Tổ chức quản lý nghề cá khu vực (Regional Fisheries Management Organization - RFMO).  

Theo khuôn khổ pháp lý và luật biển mới, Thái Lan đã chính thức sử dụng các hệ thống điện tử mới về đăng ký tàu cá, cấp giấy phép khai thác thủy sản, giám sát và kiểm soát tàu thuyền và các hoạt động đánh bắt, kiểm tra thuyền viên, truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản và nghiêm túc thực thi các quy định của pháp luật và xử phạt nghiêm. Đánh bắt tự do (liberal fishing) đã được đổi thành “đánh bắt có kiểm soát” thông qua việc hạn chế cấp giấy phép khai thác (controlled fishing under restricted issuance of fishing license). Hệ thống này hoạt động dựa trên sản lượng khai thác bền vững tối đa (Maximum Sustainable Yield - MSY) và sản lượng được phép (catch allowance) để ngăn chặn đánh bắt quá mức. Có thể thấy, ngay từ năm 2016, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện những biện pháp cần thiết để hạn chế hoạt động đánh bắt.

Đặc biệt là, Chính phủ Hoàng gia Thái Lan (the Royal Thai Government) còn phân bổ hơn 110 triệu USD để chống đánh bắt IUU ngoài khoản ngân sách thường xuyên của các đơn vị (đã được cấp nguồn vốn và nguồn lực đáng kể cho việc triển khai chống đánh bắt IUU trong hoạt động thường xuyên của họ). Nhờ có quỹ này, chính quyền Thái Lan đã tiến hành chống lại nạn khai thác IUU một cách có hệ thống.

Luật thủy sản mới được đánh giá là khung pháp lý toàn diện giúp phòng tránh, ngăn chặn khai thác IUU cũng như quản lý và bảo tồn tài nguyên biển. Hiện tại, Thái Lan vẫn đang tiếp tục thực thi nghiêm Luật Thủy sản - Sắc lệnh Hoàng gia về Thủy sản 2015 (Royal Ordinance on Fisheries 2015) và các luật liên quan của Cục Hàng hải - Sắc lệnh Hoàng gia về Tàu Thái Lan B.E. 2018 (Royal Ordinance on Thai Vessels B.E. 2018) và Đạo luật về Hàng hải (the Navigation in Thai Waters Act).

Tại Thái Lan, việc thực hiện các biện pháp hành chính vẫn duy trì theo khung thời gian quy định của Cục Thủy sản.

Hệ thống quản lý đội tàu và nguồn lợi thủy sản

Chính quyền Thái Lan đã hạn chế đánh bắt để đảm bảo phát triển ngành thủy sản bền vững; đồng thời giúp quốc gia này bảo vệ tốt hơn nguồn tài nguyên biển thông qua Kế hoạch Quản lý Nghề cá (Fisheries Management Plan - FMP) và Kế hoạch Hành động Quốc gia về IUU (the National Plan of Action on IUU – NPOA-IUU). Cả hai bản Kế hoạch này sau đó đều được sửa đổi, cập nhật và thông qua bởi Ủy ban Chính sách Thủy sản Quốc gia (the National Fisheries Policy Committee).   

Năm 2021, Cục Thủy sản Thái Lan (DoF) đã hoàn thành việc đánh giá “sản lượng khai thác bền vững tối đa” (MSY) dùng làm căn cứ để cấp giấy phép khai thác thủy sản cho Năm khai thác 2022-2023 (the Fishery Year 2022-2023); theo đó, Thái Lan phân loại thủy sản thành 03 nhóm chính: cá đáy (demersal), cá nổi (pelagic), cá cơm (anchovy). Căn cứ vào kết quả đánh giá “sản lượng khai thác bền vững tối đa” (MSY), Ủy ban Chính sách Thủy sản Quốc gia (National Fisheries Policy Committee) còn xây dựng chỉ số “tổng sản lượng được phép khai thác” (Total Allowable Catch - TAC) và phân bổ cho tàu cá thương mại (commercial fishing vessels) và tàu khai thác thủ công (artisanal fishing vessels).

Về nguyên tắc, Cục Thủy sản Thái Lan sẽ ưu tiên phân bổ sản lượng khai thác cho các tàu khai thác thủ công theo đúng quy định trong Kế hoạch Quản lý Nghề cá (Fisheries Management Plan - FMP); trong đó, phân loại các tàu đánh bắt thủ công thành 2 nhóm: tàu nhỏ (thấp dưới 5 tấn) và tàu lớn (từ 5 tấn tới dưới 10 tấn) do những tàu này có hiệu quả đánh bắt khác nhau và sử dụng các loại ngư cụ khác nhau ở Vịnh Thái Lan và Biển Andaman. Bên cạnh đó, tại Thái Lan, sự khác biệt trong việc phân bổ sản lượng thủy sản còn thể hiện ở chỗ: tàu thủ công được phép hoạt động quanh năm; sản lượng phân bổ còn lại được chia lần lượt cho các tàu cá thương mại hiệu quả thấp (low efficiency commercial fishing vessels) và tàu cá thương mại hiệu quả cao (high efficiency commercial fishing vessels).

Hướng tới sự phát triển bền vững của nghề cá quốc gia, Cục Thủy sản Thái Lan cũng đang thực hiện đánh giá MSY đối với các loài thủy sản để khai thác tối ưu quần thể cá ở Thái Lan. Hơn nữa, nhờ sự hợp tác chặt chẽ với nhà máy chế biến, xuất khẩu thủy sản Thái Lan và Lực lượng đặc nhiệm thủy sản ở Thái (the Seafood Taskforce in Thailand), Cục Thủy sản Thái Lan đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện các Dự án Cải thiện Nghề cá (Fishery Improvement Projects - FIP) bao gồm “FIP ghẹ xanh” (Blue Swimming Crab FIP), “FIP cá ngừ đuôi dài (Tonggol)” (Long tail tuna (Tonggol) FIP) và “FIP lưới kéo đáy” (Trawl FIP), đồng thời triển khai FIP trong quá trình quản lý nguồn lợi thủy sản bền vững ở Thái Lan.

Ngọc Thúy (theo www4.fishers.go.th)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác