Thương mại phục hồi mạnh mẽ khi ngành thủy sản thoát khỏi bóng đen COVID-19 (28-02-2022)

Năm 2021, việc dỡ bỏ những quy định giãn cách xã hội, hạn chế, phong tỏa... trong đại dịch COVID-19 đã khiến sản xuất và thương mại thủy sản phục hồi mạnh mẽ. Nguồn cung tăng trưởng khả quan được dự báo cho cả lĩnh vực khai thác thủy sản tự nhiên và ngành nuôi trồng thủy sản.
Thương mại phục hồi mạnh mẽ khi ngành thủy sản thoát khỏi bóng đen COVID-19
Ảnh minh họa

Tổng sản lượng thủy sản toàn cầu năm 2021 được dự đoán xấp xỉ bằng năm 2019. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng và quy mô sản xuất nuôi trồng thủy sản được dự đoán là sẽ giảm do tác động kéo dài của COVID-19. Đối với các đội tàu đánh cá, sự hồi sinh của lĩnh vực dịch vụ ăn uống và nhu cầu tiêu thụ thủy sản đánh bắt đang thúc đẩy nỗ lực khai thác thủy sản, song nguồn cung đối của một số loài thủy sản vẫn khan hiếm.

Sau khi giảm mạnh vào năm 2020, doanh thu thương mại thủy sản đã tăng trở lại rất mạnh mẽ vào năm 2021, với mức tăng trưởng hàng năm được dự báo là 12%. Bên cạnh đó, FAO còn dự báo về mức tăng trưởng đáng kể đối với tất cả các khu vực trên thế giới và với hầu hết các loại hàng hóa, mặc dù nhu cầu cá ngừ đóng hộp giảm có thể dẫn đến giảm doanh thu của các công ty chủ chốt trong ngành đồ hộp như Thái Lan.

Khối lượng thủy sản thương mại 2021 được dự đoán tương đương năm 2019, do đó, phần lớn sự gia tăng giá trị thương mại là kết quả của sự gia tăng giá trị của từng sản phẩm thủy sản. Điều này phản ánh hiệu quả của việc chuyển đổi hoạt động mua bán trực tiếp sang dịch vụ thực phẩm trực tuyến trong suốt quá trình diễn ra đại dịch. Ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh rằng những động lực thị trường mới này sẽ còn tiếp tục trong dài hạn. Ngay cả khi các nhà hàng đã mở cửa trở lại, với sự chào đón của các nhà hàng nổi tiếng, thì mối quan tâm mới đối với việc nấu nướng tại nhà, dịch vụ giao hàng tận nhà và các kênh bán lẻ trực tuyến sẽ vẫn được thúc đẩy.

Đồng thời, nhiều tác động tiêu cực của đại dịch tiếp tục ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu, ví dụ như: cước phí vận chuyển đặc biệt cao, sự chậm trễ trong khâu hậu cần liên quan đến tình trạng thiếu container trên toàn thế giới, các thủ tục biên giới mới và tồn đọng hàng hóa tại cảng. Khả năng xuất hiện các biến thể COVID-19 mới và nguy cơ xuất hiện các đợt lây nhiễm mới trong số những người chưa được chủng ngừa, cả hai điều này đều đe dọa làm đảo ngược hoặc làm chậm quá trình mở cửa kinh tế trở lại; do đó, đây sẽ vẫn là mối quan tâm nổi bật đối với tất cả các bên liên quan. Một số vụ đóng cửa của các nhà máy và trại sản xuất giống thủy sản đã xảy ra, đặc biệt là ở Đông Á và Đông Nam Á.

Ngoài những thách thức liên quan đến đại dịch, một số vấn đề địa chính trị đang ảnh hưởng đến thương mại thủy sản toàn cầu. Căng thẳng kéo dài giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, từng chứng kiến ​​mức thuế cao áp dụng đối với những mặt hàng thủy sản được giao dịch với khối lượng lớn, đã ảnh hưởng đến thương mại trong kênh tiêu thụ quan trọng này. Tuy nhiên, nó cũng mang lại cơ hội mới cho các quốc gia sản xuất cạnh tranh. Nhiều nhà cung cấp thủy sản của Trung Quốc đã chuyển hướng đầu tư sang thị trường nội địa đang phát triển mạnh mẽ. Tại khu vực khác trên thế giới, địa vị mới của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland với tư cách là một quốc gia nằm ngoài các quy tắc của EU đã tạo thêm các gánh nặng hành chính mới, làm tăng chi phí cho các nhà xuất khẩu thủy sản vào thị trường này.

Những khó khăn, thách thức trong dịch vụ hậu cần nghề cá đã cản trở hoạt động của các kênh cung cấp, trong khi nhu cầu thủy sản trên thế giới đang tăng trở lại, khiến phần lớn giá giao dịch thủy sản tăng lên. Cụ thể là, giá các sản phẩm nuôi trồng thủy sản tăng trở lại mạnh mẽ do nguồn cung chậm trễ. Bên cạnh đó, nguồn cung thủy sản đánh bắt tự nhiên (trong đó có những loài thủy sản được kinh doanh nhiều như cá đáy, mực, bạch tuộc) dự kiến ​​sẽ vẫn khan hiếm trong năm 2022.

Với sức tăng trưởng đáng kể của tổng cầu thủy sản được tạo ra khi thế giới dần thoát khỏi những tác động tiêu cực của COVID-19, nhiều khả năng áp lực tăng giá sẽ tiếp tục xảy ra. Điều đó nói lên rằng, ngành công nghiệp thủy sản và người tiêu dùng vẫn đang trong quá trình tìm hiểu bản chất, quy mô và thời gian của những thay đổi kinh tế - xã hội diễn ra trên toàn thế giới. Những diễn biến thị trường không lường trước được sẽ làm chậm hoặc đẩy nhanh tốc độ phục hồi so với kỳ vọng, đồng nghĩa với đó là có nguy cơ cao về biến động giá mạnh. Điều này đặc biệt đúng đối với các nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản, những người phải lập kế hoạch đầu ra của họ trước, đôi khi là một năm hoặc hơn.

Ngọc Thúy (theo FAO)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác