Hội thảo ICES xem xét các cách để cải thiện các khuyến cáo về cá chình (15-03-2021)

Vào đầu tháng 2/2021, Hội đồng khám phá biển quốc tế (ICES) đã tiến hành Hội thảo trực tuyến “Tương lai của những khuyến cáo về cá chình”; Theo đó, xem xét các khả năng để cải thiện những khuyến cáo/ khuyến nghị hiện tại về cá chình châu Âu. Có 27 người tham gia thảo luận, đưa ra các giải pháp khác nhau cũng như tính khả thi trong việc đạt được chúng. Đối với bản đồ phác thảo lộ trình gồm nhiều bước, Hội đồng khám phá biển quốc tế sẽ thảo luận thêm.
Hội thảo ICES xem xét các cách để cải thiện các khuyến cáo về cá chình
Ảnh minh họa

Hội thảo “Tương lai của những khuyến cáo về cá chình” (the Workshop on the Future of Eel Advice - WKFEA) trước khi được tổ chức trực tuyến trong tháng 2 vừa qua, đã có các cuộc trao đổi thư từ và một số cuộc họp ngắn trong khoảng thời gian từ ngày 2 tháng 11 năm 2020 đến ngày 29 tháng 1 năm 2021. Từ ngày 1 đến ngày 5 tháng 2 năm 2021, cuộc họp trực tuyến được tổ chức để thống nhất toàn bộ nội dung công việc. Hội thảo do Estibaliz Díaz (Tây Ban Nha) và Alain Biseau (Pháp) đồng chủ trì. Cùng tham dự còn có các chuyên gia về cá chình đến từ 14 quốc gia khác nhau, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ, Na Uy và Nhật Bản. Mục đích của hội thảo là đánh giá thực trạng hiện tại, khám phá các nhu cầu tư vấn khác nhau để xem xét các lựa chọn nhằm cải thiện các đánh giá trong tương lai. Những người tham gia đã cùng thảo luận nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến cá chình châu Âu trên cơ sở các thông tin và dữ liệu có sẵn, từ đó đánh giá tác động đối với quần thể cá chình.

Đối với cá chình bị hạn chế về mặt dữ liệu

Hội đồng khám phá biển quốc tế (International Council for the Exploration of the Sea – ICES) vừa đưa ra khuyến nghị hiện tại đối với cá chình châu Âu, khuyến nghị này dựa trên tiêu chí phục hồi nguồn lợi cá chình. Theo đó, nguồn lợi cá chình châu Âu được xếp vào “trữ lượng loại 3” (Category 3 stock) – đây là thuật ngữ được Hội đồng khám phá biển quốc tế sử dụng cho các trữ lượng thủy sản bị giới hạn về mặt dữ liệu (data-limited stocks), không thể thực hiện việc đánh giá toàn bộ trữ lượng. Đối với trữ lượng loại 3, mọi kiến ​​thức sẵn có đều không đủ để áp dụng phương pháp MSY (maximum sustainable yield, sản lượng khai thác bền vững tối đa). Do đó, các khuyến nghị của Hội đồng khám phá biển quốc tế được dựa trên phương pháp phòng ngừa. Không có điểm tham chiếu sinh học nào được xác định cho cá chình châu Âu. Đặc biệt, còn thiếu các thông tin về sinh khối đàn cá đẻ (spawning stock biomass - SSB) và các bãi cạn, mặc dù việc thu thập dữ liệu đã được cải thiện trong những năm gần đây. Vòng đời phức tạp và phạm vi phân bố rộng lớn của cá chình châu Âu cũng khiến việc đánh giá trở nên khó khăn hơn.

Điều tra về kỳ vọng đối với các khuyến nghị của ICES

Các khuyến cáo/ khuyến nghị hàng năm về cơ hội đánh bắt cá chình châu Âu không liên quan trực tiếp đến việc quản lý của EU, chẳng hạn như Quy định về cá chình (EC 1100/2007) và các Kế hoạch quản lý cá chình ở cấp quốc gia (Eel Management Plans - EMPs). Có hai lý do chính là: Quy định về cá chình (the eel regulation) chưa được Hội đồng khám phá biển quốc tế đánh giá. Các khuyến cáo của Hội đồng khám phá biển quốc tế (dành cho ngư dân và các đội tàu khai thác cá chình) bao gồm toàn bộ phạm vi địa lý của cá chình châu Âu, vượt xa biên giới của Liên minh châu Âu. Để tìm hiểu thêm về kỳ vọng của các bên liên quan đối với các khuyến nghị của ICES về cá chình, cũng như cách mà các bên liên quan đang sử dụng các khuyến nghị này và cách cải thiện các khuyến cáo/ khuyến nghị theo quan điểm của các bên liên quan, một cuộc khảo sát đã được tiến hành, nhằm tập hợp tất cả các thông tin, gửi tới Hội đồng Tư vấn (the Advisory Councils) và các cơ quan quản trị khác. Các vấn đề đã được xem xét trong các cuộc thảo luận tại Hội thảo WKFEA vừa qua.

Các bước tiếp theo

Cuối buổi hội thảo, một bản đồ lộ trình đã được xây dựng, theo đó diễn giải các bước cụ thể, hướng tới việc cải thiện các khuyến cáo/ khuyến nghị của ICES về cá chình. Điều này bao gồm việc tận dụng tốt hơn các dữ liệu hiện có, liên quan đến nghề cá và các áp lực khác do con người gây ra đối với cá chình châu Âu. Cá chình có chu kỳ sống phức tạp và có sự khác biệt lớn trong quần thể đàn cá theo phạm vi địa lý - chẳng hạn như con đực nhỏ hơn chiếm ưu thế ở một số vùng, độ tuổi để cá chình chuyển sang ánh bạc (thay đổi màu sắc cơ thể, chuẩn bị cho quá trình di cư sinh sản). Mô hình đánh giá trữ lượng đàn cá theo không gian được coi là lựa chọn dài hạn tốt nhất, có khả năng cung cấp quy mô đàn cá và cung cấp nhiều lời khuyên phù hợp hơn cho từng khu vực. Lộ trình gồm nhiều bước sẽ tập trung vào hai nội dung chính cần cải thiện như sau: (1) Cải thiện dữ liệu cần được xem là một phần của công tác phân tích trữ lượng cá; (2) Hội đồng khám phá biển quốc tế (ICES) cần cung cấp lời khuyên tổng thể hơn bằng cách xem xét toàn bộ hệ sinh thái và xem xét chi tiết hơn các tác động của các loại áp lực khác nhau ảnh hưởng đến quần thể cá chình. Các đề xuất này sẽ được thảo luận thêm tại Hội đồng khám phá biển quốc tế.

Hội thảo Khuyến cáo về cá chình (WKFEA 2021)

Mục đích của Hội thảo WKFEA là thảo luận về phạm vi tư vấn của ICES hiện nay (the current ICES advice framework), xem xét các lựa chọn để đánh giá và xác định các nhu cầu tư vấn trong tương lai; Đồng thời, soạn thảo lộ trình hướng tới một khuôn khổ tư vấn mới của ICES hoặc điều chỉnh phạm vi tư vấn của ICES về các cơ hội đánh bắt cá chình và những áp lực tiềm tàng do con người gây ra đối với cá chình châu Âu.

Các khuyến nghị hiện tại về cá chình được coi là phù hợp với cách tiếp cận phòng ngừa mà ICES đã áp dụng (đưa sản lượng đánh bắt cá chình về gần với mức zero)). Tuy nhiên, vẫn có khả năng cải thiện tính rõ ràng của các khuyến nghị này nhằm biến nó thành cơ hội đánh bắt cá, đồng thời xem xét các tác động do con người gây ra trong một nội dung khác của bản tư vấn. Mặc dù cần phải xác định các điểm tham chiếu để thông báo cho các nhà quản lý về thực trạng trữ lượng cá chình và các vấn đề liên quan đến việc phục hồi nguồn lợi. Các khuyến nghị hiện nay của ICES được đánh giá là đã sử dụng các kiến ​​thức tốt nhất ở thời điểm này. Rất khó để đánh giá xem tư vấn của ICES có hỗ trợ đầy đủ các quyết định quản lý hay không vì được đặt trong các quy mô không gian khác nhau.

Hội đồng khám phá biển quốc tế (ICES) đã xem xét các cách để cải thiện bằng chứng thuyết phục hơn cũng như việc điều chỉnh lời khuyên/ tư vấn/ khuyến nghị/ khuyến cáo. Câu hỏi được đặt ra là: Liệu các khuyến nghị của ICES có bao trùm toàn bộ trữ lượng đàn cá, trên toàn bộ các khu vực phân bố của cá hay không. Tuy nhiên, với sự không đồng nhất về không gian phân bố của đàn cá thì mô hình đánh giá trữ lượng theo không gian dường như rất cần thiết, giúp ước tính tỷ lệ cá chết trong quần thể đàn. Một bảng các vấn đề cụ thể liên quan đến các khái niệm chung (như: thông số sinh học, điểm tham chiếu sinh học, phương pháp đánh giá, các vấn đề về thủy sản và hệ sinh thái) đã được đưa ra và các thách thức cùng với các giải pháp tiềm năng cũng đã được mô tả tại hội thảo.

Để xác định nhu cầu tư vấn và các khái niệm liên quan tới người yêu cầu tư vấn và người dùng cuối (end-users), một cuộc khảo sát trực tuyến đã được tiến hành với cả hai nhóm đối tượng người yêu cầu và người dùng cuối, để đánh giá mức độ nhận thức của họ đối với các khuyến nghị của Hội đồng khám phá biển quốc tế (ICES), vai trò và nội dung của các khuyến nghị. Thông qua đó, ICES sẽ hiểu rõ hơn về nhu cầu tư vấn của các nhóm đối tượng, nhằm cải thiện nội dung hoặc hình thức của các khuyến nghị. Một số câu trả lời được dành riêng cho cá chình, chủ yếu liên quan đến sự không rõ ràng trong các lời khuyến nghị hiện tại của ICES, cần kết hợp hài hòa giữa Cơ hội đánh bắt cá chình và Nhu cầu bảo tồn nguồn lợi. Những vấn đề còn lại thì đều chung chung, nên có thể áp dụng đối với hầu hết các sản phẩm tư vấn khác của ICES; trong đó chủ yếu nêu lên những bất cập về mặt hình thức và/hoặc ngôn ngữ có thể gây ra sự khó hiểu.

Tóm lại, tương lai của việc đánh giá và tư vấn về cá chình đã được giải quyết thông qua một lộ trình nhắm tới 02 mục tiêu: 1) Cải tiến dữ liệu phân tích trữ lượng; và 2) đưa ra lời khuyên toàn diện hơn bằng cách mở rộng không gian sinh thái để tính toán và xem xét chi tiết hơn về tác động của các loại áp lực khác nhau ảnh hưởng đến quần thể cá chình.

Ngọc Thúy (theo FishSec)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác