Châu Á đóng góp 89% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới (16-09-2020)

Dữ liệu thống kê do FAO tổng hợp cho thấy có sự không đồng đều trong sản xuất và phát triển nuôi trồng thủy sản giữa các khu vực và các quốc gia trên thế giới và hầu như không có biến động lớn. Nhiều quốc gia đang phát triển mong muốn thúc đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản để có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước khi dân số tăng nhanh. Điều này đòi hỏi sự kết hợp hợp lý giữa chính sách, chiến lược phù hợp của chính phủ cùng với việc đầu tư công tư hợp lý hướng đến mục tiêu là gia tăng sản lượng một cách bền vững.
Châu Á đóng góp 89% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới

Trong hai thập kỷ gần đây, Châu Á là khu vực có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất, chiếm tới gần 89% thị phần sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu, đạt 72,8 triệu tấn năm 2018. Trong đó, Trung Quốc là nước có sản lượng nuôi thủy sản lớn nhất thế giới, chiếm thị phần gần 58% tổng sản lượng nuôi thế giới, đạt hơn 47 triệu tấn (năm 2018). Năm nước có sản lượng nuôi cao nhất thế giới đều thuộc khu vực châu Á và đang củng cố vị trí này trong nhiều năm. Tiếp sau Trung Quốc lần lượt là Ấn Độ, Inđônêxia, Việt Nam và Bănglađét với sản lượng tương ứng năm 2018 là 7 triệu tấn, 5,4 triệu tấn, 4,1 triệu tấn và 2,4 triệu tấn.

Cũng trong thời gian này, châu Mỹ và châu Phi đã tăng tỷ trọng trong tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới với mức đóng góp tương ứng là 2,67% và 4,63%. Trong khi đó, tỷ trọng này của châu Âu và châu Đại Dương lại có sự sụt giảm nhẹ so với những năm trước. Trong số các nước đứng đầu về sản lượng nuôi trồng thủy sản, không kể Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Việt Nam, Bănglađét và Na Uy, Ai Cập và Chile đều đang củng cố thị phần về sản lượng nuôi trồng thủy sản  trong khu vực và trên thế giới để giữ được vị thế ở mức khác nhau trong suốt hai thập kỷ qua. Tại khu vực châu Phi, ngoài Ai Cập,  Nigiêria đã tăng đáng kể sản lượng nuôi để trở thành quốc gia nuôi trồng thủy sản lớn thứ hai ở châu lục này, dù tổng sản lượng của châu lục này vẫn còn chiếm thị phần khiêm tốn 2.7% tổng sản lượng nuôi trồng toàn cầu.

Theo số liệu thống kê của FAO, Trung Quốc là quốc gia có sản lượng nuôi trồng thủy sản sử dụng cho mục đích thương mại nhiều hơn so với phần còn lại của thế giới cộng lại kể từ năm 1991. Từ năm 2016, nhiều những chính sách và chiến lược đã được chính phủ nước này đưa ra nhằm tổ chức lại ngành nuôi trồng thủy sản theo hướng xanh và sạch hơn, cải thiện chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên cũng như phát triển kinh tế nông thôn, thực hiện xóa đói giảm nghèo ở một số vùng trọng điểm. Do vậy, tốc độ tăng trưởng nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc có bị chậm lại, chỉ đạt mức 2,2% năm 2017 và 1,6% năm 2018. tỷ trọng trong tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới của nước này đã giảm từ 59,9% năm 1995 xuống còn 57,9% vào năm 2018. Xu thế này được dự báo sẽ tiếp tục trong những năm tới. Vài năm trở lại đây, một số nước trong tốp đầu về nuôi trồng thủy sản đều cho rằng giá thị trường của loài thủy sản chủ lực đang giảm dần, phản ánh sự bão hòa của thị trường theo mùa vụ và theo từng địa phương sản xuất lớn các đối tượng này.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới theo châu lục và một số nước đứng đầu

Đơn vị tính: Sản lượng: 1.000 tấn

Khu vực/Quốc gia tốp đầu

1995

2000

2005

2010

2015

2018

Châu Phi

Sản lượng

110,2

399,6

646,4

1.285,8

1.777,6

2.195,9

Tỷ trọng

0,45%

1,23%

1,46%

2,23%

2,44%

2,67%

- Ai Cập

71,8

340,1

539,7

919,6

1.174,8

1.561,5

- Nigiêria

16,6

25,7

56,4

200,5

316,7

291,3

Châu Mỹ

Sản lượng

919,6

1.423,4

2.176,9

2.514,6

3.274,7

3.799,2

Tỷ trọng

3,77%

4,39%

4,91%

4,35%

4,50%

4,63%

- Chilê

157,1

391,6

723,9

701,1

1.045,8

1.266,1

- Mỹ Latinh & vùng Caribê (trừ Chilê)

282,8

447,4

784,5

1.154,5

1.615,5

1.873,6

- Bắc Mỹ

478,7

584,5

668,5

659,0

613,4

659,6

Châu Á

Sản lượng

21.677,1

28.420,6

39.185,9

51.228,8

64.591,8

72.812,2

Tỷ trọng

88,90%

87,67%

88,46%

88,72%

88,76%

88,69%

- Trung Quốc

15.855,7

21.522,1

28.120,7

35.513,4

43.748,2

47.559,1

- Ấn Độ

1.658,8

1.942,5

2.967,4

3.785,8

5.260,0

7.066,0

- Inđônêxia

641,1

788,5

1.197,1

2.304,8

4.342,5

5.426,9

- Việt Nam

381,1

498,5

1.437,3

2.683,1

3.462,4

4.134,0

- Bănglađét

317,1

657,1

882,1

1.308,5

2.060,4

2.405,4

Châu Âu

Sản lượng

1.581,4

2.052,6

2.137,3

2.527,0

2.948,6

3.082,6

Tỷ trọng

6,49%

6,33%

4,83%

4,38%

4,05%

3,75%

- Na Uy

277,6

491,3

661,9

1.019,8

1.380,8

1.354,9

- EU

1.182,6

1.402,5

1.272,4

1.263,3

1.263,7

1.364,4

Châu Đại dương

Sản lượng

94,2

121,5

151,5

187,8

178,5

205,3

Tỷ trọng

0,39%

0,37%

0,34%

0,33%

0,25%

0,25%

Toàn thế giới

24.382,5

32.417,7

44.298,0

57.743,9

72.771,3

82.095,1

Nguồn: FAO, 2020

Số liệu thống kê của FAO đã cho thấy, mức độ phát triển chung về nuôi trồng thủy sản đang có sự khác nhau rất lớn giữa các khu vực điạ lý trên thế giới. Một số nước trong tốp đầu về nuôi trồng thủy sản vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong sản lượng nuôi một số nhóm đối tượng thủy sản trọng điểm.  Một số nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ và Inđônêxia chiếm ưu thế về sản lượng cá nuôi trong vùng nước nội địa. Trong khi đó, một số nước thành viên của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) như Na Uy, Chilê, Nhật Bản, Canađa và Vương quốc Anh lại là những nước mạnh về nuôi các loài cá biển, trong đó cá hồi nước lạnh là loài nuôi chủ lực.

Một số quốc gia vùng Đông Á và Đông Nam Á tập trung vào nuôi trồng thủy sản ven biển nhiều hơn là nuôi biển, nhất là những nước luôn phải đối mặt hàng năm với bão như Trung Quốc, Phi-lip-pin và Việt Nam.

Trong nhóm giáp xác, một đối tượng đặc thù đối với nuôi trồng thủy sản ven biển, tôm biển là đối tượng nuôi chiếm ưu thế về sản lượng và là nguồn thu ngoại tệ quan trọng đối với các nước đang phát triển ở châu Á và châu Mỹ Latinh.

Về nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ, bên cạnh Trung Quốc là nước chiếm ưu thế với sản lượng lớn nhất, đạt gần 13,4 triêu tấn năm 2018, một số nước khác cũng đã đóng góp đáng kể trong sản lượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên thế giới, bao gồm các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Pháp và Italia.

Sản lượng và tỷ trọng sản lượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ trong tổng sản lượng nuôi thủy sản của tốp các nước và vùng lãnh thổ năm 2018

 

Tổng sản lượng thủy sản nuôi

Sản lượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ

Tỷ trọng nhuyễn thể hai mảnh vỏ

Đơn vị: 1.000 tấn

%

Trung Quốc

47.559,1

13.358,3

28,1

Chilê

1.266,1

376,9

29,8

Nhật Bản

642,9

350,4

54,5

Hàn Quốc

568,4

391,1

68,8

Mỹ

468,2

181,1

38,7

Tây Ban Nha

347,8

287,9

82,5

Đài Loan

283,2

75,8

26,8

Canađa

191,3

43,2

22,6

Pháp

185,2

144,8

78,2

Italia

143,3

93,2

65,0

Niu Dilân

104,5

88,2

84,3

            Nguồn: FAO, 2020

          Các chuyên gia nhận định, nuôi trồng thủy sản đang ngày càng được chú trọng phát triển tại các nước đang phát triển, nhất là khu vực châu Á, phần nào ở châu Phi và khu vực Mỹ Latinh. Hiện tại, sản lượng thủy sản từ nuôi đã chiếm 46% tổng sản lượng thủy sản toàn thế giới và 52% tổng lượng thủy sản sử dụng cho nhu cầu của con người. Xu thế này sẽ tiếp tục nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng cùng với sự gia tăng dân số, nhất là ở các nước đang phát triển ở nhiều khu vực trên thế giới.

                                                                   Nam Anh (theo SOFIA 2020, FAO

Ý kiến bạn đọc

Tin khác