Các phản hồi đối với Kết luận của Hội đồng EU về Đại dương và Biển (23-12-2019)

Ngày 19 tháng 11 năm 2019, tại Brussels (Bỉ), Rebecca Hubbard - Giám đốc Chương trình Our Fish đã bày tỏ phản ứng với Kết luận của Liên minh châu Âu về các vấn đề Đại dương và Biển.
Các phản hồi đối với Kết luận của Hội đồng EU về Đại dương và Biển
Ảnh minh họa

Kết luận của Hội đồng EU về Đại dương và Biển dường như đã phản ánh sự được tính cấp bách và những cam kết cần thiết để giải quyết mối đe dọa của biến đổi khí hậu đối với sự sống ở đại dương và biển. Về phía Our Fish đã tin rằng, điều này sẽ tạo cơ hội cho Thủ tướng các nước EU thực thi một cách rõ ràng và có thể hành động khẩn cấp ứng phó với biến đổi khí hậu ngay tháng tới - khi các Bộ trưởng thủy sản của EU đặt ra các mức giới hạn đánh bắt hàng năm cho năm tới; Họ phải thực hiện các nghĩa vụ quốc tế và các quy định của EU để chấm dứt tình trạng lạm thác vào năm 2020.

Các kết luận của Hội đồng EU về Đại dương và Biển cho thấy "biến đổi khí hậu luôn hiện hữu và là mối đe dọa trực tiếp đối với sự sống ở đại dương và các vùng biển trên toàn cầu". Kết luận này cũng nhấn mạnh "các nước thành viên nhất trí về sự cần thiết phải hành động ngay lập tức chống lại các mối đe dọa trên đại dương, biển và khu vực ven biển". Sau biến đổi khí hậu, thì nạn lạm thác là yếu tố gây áp lực lớn nhất đối với các hệ sinh thái đại dương, làm suy yếu nghiêm trọng khả năng của đại dương trong việc giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Hành động nhanh chóng để tái tạo các quần thể thủy sản sẽ giúp khôi phục đại dương, tạo khả năng phục hồi trước các tác động của biến đổi khí hậu và giải quyết mối đe dọa lớn nhất đối với đa dạng sinh học biển.

Rebecca Hubbard (Giám đốc Chương trình Our Fish) đã kết luận: "Yêu cầu của Hội đồng đối với Ủy ban châu Âu về các lựa chọn chính sách để phản hồi với Báo cáo đặc biệt của IPCC về Đại dương cũng đã rõ ràng - Ủy ban châu Âu phải đảm bảo rằng tất cả các đề xuất về khai thác thủy sản trên biển EU đều phải tuân theo các khuyến nghị khoa học, để xây dựng lại quần thể thủy sản và phục hồi đại dương. Chấm dứt nạn lạm thác là một hành động đơn giản mà Ủy ban châu Âu và EU có thể xác định trong Thỏa thuận mới (Green Deal). Ủy ban cần phải thực hiện Green Deal".

Thủ tướng các nước EU có thể đảm bảo các quốc gia của họ đáp ứng các nghĩa vụ quốc tế và EU trong năm 2020, bằng cách chấm dứt tình trạng đánh bắt quá mức tất cả các quần thể thủy sản của EU, khi Hội đồng AGRIFISH đặt ra giới hạn khai thác cho Đông Bắc Đại Tây Dương vào ngày 16 -17 tháng 12. Các cuộc đàm phán về giới hạn khai thác thủy sản năm 2020 đối với trữ lượng thủy sản được chia sẻ giữa EU và Na Uy (ví dụ: cá tuyết Biển Bắc) hiện đang được tiến hành ở London, và tiếp tục tại Bergen vào tuần thứ 2 của tháng 12 nhằm mục đích được Hội đồng AGRIFISH xác nhận trong tháng 12.

Our Fish và vấn đề lạm thác tại EU

Nhiệm vụ của Our Fish là đảm bảo rằng các quốc gia thành viên châu Âu đều thực hiện Chính sách Thủy sản Chung, bảo đảm duy trì nguồn lợi thủy sản bền vững ở các vùng biển của châu Âu.

Our Fish đã kết hợp với các tổ chức/ cá nhân trên khắp châu Âu để đưa ra một thông điệp mạnh mẽ và cương quyết: Chấm dứt nạn lạm thác và Các giải pháp thực thi phải đảm bảo mọi vùng biển của châu Âu được khai thác bền vững. Our Fish yêu cầu Chính sách Thủy sản Chung phải được thực thi đúng cách và nghề cá châu Âu được quản lý hiệu quả.

Our Fish kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên EU đặt hạn ngạch đánh bắt hàng năm ở mức giới hạn bền vững dựa trên các khuyến nghị khoa học; đồng thời, đảm bảo rằng các đội tàu đánh cá của họ có thể chứng minh được việc họ đang tiến hành khai thác bền vững, thông qua chương trình giám sát và các tài liệu có thể cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động khai thác tại EU.

Liên quan đến vấn đề lạm thác, Our Fish đã chia sẻ địa chỉ trang web để các tổ chức/ cá nhân tại châu Âu và trên toàn thế giới có thể liên hệ (https://our.fish) hoặc theo dõi qua Twitter: our_fish

Ngọc Thúy (Theo Our Fish)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác