Các nhà khoa học cảnh báo ô nhiễm kim loại nặng ở động vật có vỏ Malaysia (11-04-2019)

Một nhóm các nhà khoa học từ Khoa Khoa học Môi trường của Đại học Malaysia Terengganu (UMT) đã đưa ra một khám phá đáng lo ngại sau chuyến đi nghiên cứu qua vùng biển phía đông và phía tây của bán đảo Malaysia ngoài eo biển Malacca, đó là cần hạn chế ăn động vật có vỏ tại các khu vực này, nếu không người tiêu dùng sẽ phải đối mặt với tình trạng ngộ độc kim loại nặng.
Các nhà khoa học cảnh báo ô nhiễm kim loại nặng ở động vật có vỏ Malaysia
Ảnh minh họa

Phó giáo sư Tiến sĩ Ong Meng Chuan, cùng với một nhóm gồm 25 nhà sinh vật học biển, đã phát hiện ra nồng độ asen, cadi, plumbum và thủy ngân cao bất thường ở vùng biển, cửa sông và bến cảng trên eo biển Malacca chạy dọc theo bờ biển phía tây của Malaysia. Những vùng nước này ảnh hưởng đến động vật hoang dã vùng biển, đặc biệt là động vật có vỏ sống ở một nơi và không di cư để tìm kiếm thức ăn.

Đặc biệt, vùng biển ngoài khơi các khu vực xây dựng của Johor, Cảng Klang và Penang được phát hiện có mức độ ô nhiễm nặng nhất trong quá trình nghiên cứu thực địa.

Một khi những động vật có vỏ này xâm nhập vào chuỗi thức ăn của con người, những người tiêu thụ chúng có nguy cơ lớn mang hậu quả sức khỏe lâu dài.

Việc tích lũy sinh học kim loại nặng phải mất một thời gian dài để được phát hiện. Sự tích tụ từ việc ăn thực phẩm bị nhiễm asen hoặc thủy ngân có thể dẫn đến các rối loạn khác nhau. Các triệu chứng có thể từ ngộ độc cấp tính, dẫn đến nhầm lẫn, tê liệt, bất tỉnh, đến các mức độ bệnh khác, dẫn đến đau đầu, đau cơ và tình trạng khó chịu khác.

Ong và nhóm của ông đã kêu gọi chính phủ can thiệp và bắt đầu thực thi các luật mà Malaysia đã có để bảo vệ sinh vật biển, thêm vào đó, có những hình phạt nặng hơn và những bản án cứng rắn hơn đối với những người gây ô nhiễm.

HNN (Theo fis.com)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác