Đổi mới trong ao nuôi giúp tăng gấp đôi sản lượng cá rô phi trong các thử nghiệm của Ai Cập (10-04-2019)

Trước chi phí sản xuất tăng và hạn chế về đất và nước, nông dân nuôi cá Ai Cập đang tìm kiếm những cách mới để đạt năng suất và lợi nhuận cao hơn.
Đổi mới trong ao nuôi giúp tăng gấp đôi sản lượng cá rô phi trong các thử nghiệm của Ai Cập
Ảnh minh họa

Hệ thống dẫn nước trong ao (IPRS) nuôi cá trong kênh dẫn nước trong các ao hiện có. Chất thải rắn được loại bỏ, giúp bảo tồn chất lượng nước để tái sử dụng. Được phát triển tại Đại học Auburn ở Alabama, Hoa Kỳ, hệ thống này đã được sử dụng để sản xuất cá da trơn ở Mỹ và cá trắm cỏ ở Trung Quốc.

Đây là lần đầu tiên phương thức này được thử nghiệm sản xuất cá rô phi ở Ai Cập, như là một phần của dự án Hệ thống thị trường nuôi trồng thủy sản Ai Cập. Dự án được chủ trì bởi WorldFish, một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận quốc tế có trụ sở tại Malaysia và đang được thực hiện với sự hợp tác của Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ, nơi cung cấp thức ăn nuôi trồng thủy sản.

Để tạo ra kênh dẫn nước, ba ngăn bê tông đã được xây dựng trong một ao 1 feddan (khoảng 4.000m2) tại Trung tâm đào tạo và nghiên cứu nuôi trồng thủy sản châu Phi ở Abbassa, ngoại ô Cairo. Các ngăn được trang bị máy bơm để di chuyển và sục khí liên tục trong mùa nuôi và được thả giống cá rô phi vằn phát triển nhanh do WorldFish phát triển.

Tiến sĩ Ahmed Nasr-Allah, một nhà khoa học tại WorldFish giải thích: Hiện tại, dòng nước mang chất thải của cá qua một tấm chắn ở cuối kênh dẫn nước vào khu vực tĩnh. Chất thải lắng ở khu vực này trước khi được bơm bằng máy hút để sử dụng làm phân bón cho cây trồng. Sau đó, nước di chuyển đến khu vực mở của ao, nơi nó được nạp lại oxy và trở lại kênh dẫn nước. Không có nước được xả ra, ngoài việc định kỳ thay thế nước bị rò rỉ và bốc hơi.

Đổi mới trong sản xuất thâm canh

IPRS đã được chọn để thử nghiệm ở Ai Cập như một giả pháp để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm nuôi trồng thủy sản ở nước này trong khi giải quyết các hạn chế về kinh tế và môi trường.

Tiến sĩ Harrison Karisa, Giám đốc quốc gia của WorldFish tại Ai Cập và Nigeria cho biết, công nghệ giải quyết những hạn chế này bằng cách cho phép sử dụng tối đa các nguồn nước sẵn có và tạo sản lượng lớn hơn với chi phí trên mỗi đơn vị thấp hơn thông qua tỷ lệ sống và chuyển đổi thức ăn của cá cao hơn. Hệ thống không cần thay nước, cải thiện các biện pháp an toàn sinh học, do đó giảm thiểu rủi ro dịch bệnh và giảm sự cần thiết phải sử dụng thuốc và hóa chất.

Các kết quả từ thử nghiệm cho thấy hệ thống này có thể sản xuất 10-12 tấn cá rô phi từ ao 1 feddan, so với ao đất thông thường tạo ra 4-5 tấn. Con số này hơn gấp đôi sản xuất trong vòng bốn tháng.

Ông Karisa cho biết: Hệ thống có tiềm năng cách mạng hóa cách nuôi trồng thủy sản ở Ai Cập. Điều này có thể mở đường cho những đổi mới hơn nữa trong việc tăng cường sản xuất cá nuôi trong khi cho phép giảm đáng kể việc sử dụng phân đạm bổ sung trong các hệ thống trồng trọt đầu vào thấp ở đây và các nơi khác trên lục địa châu Phi.

HNN (Theo thefishsite)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác