Việc buôn bán cá ngựa vẫn tiếp diễn mặc dù có lệnh cấm xuất khẩu (18-03-2019)

Một nghiên cứu mới chỉ ra cá ngựa tiếp tục được giao dịch với số lượng lớn, mặc dù nhiều nước áp đặt lệnh cấm xuất khẩu loài này.
Việc buôn bán cá ngựa vẫn tiếp diễn mặc dù có lệnh cấm xuất khẩu
Ảnh minh họa

Trong khi một số loài cá có hình dạng kỳ dị này có đầu giống ngựa được bán trực tiếp để trưng bày trong bể cá, phần lớn được buôn bán dưới dạng khô, chủ yếu được sử dụng trong các loại thuốc truyền thống của Trung Quốc. Từ năm 2004 đến 2011, cá ngựa khô chiếm 98% trong số 3,3 triệu đến 7,6 triệu con cá ngựa được báo cáo. Khoảng 3 triệu đến 5 triệu con cá ngựa này đã được nhập khẩu vào Hồng Kông.

Tuy nhiên, tất cả các loài cá ngựa được biết đến (Hippocampus spp) đều bị hạn chế thương mại. Năm 2002, những động vật nhỏ bé này đã được thêm vào Phụ lục II của Công ước CITES (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật và thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng), có nghĩa là chỉ những con cá ngựa có nguồn gốc bền vững và hợp pháp mới có thể được xuất khẩu. Tuy nhiên, thay vì điều tiết thương mại, nhiều quốc gia trước đây đã xuất khẩu cá ngựa, như Ấn Độ, Philippines và Indonesia, đã cấm xuất khẩu hoàn toàn. Ngay cả Thái Lan, từng là nhà xuất khẩu cá ngựa khô lớn nhất thế giới, đã áp đặt lệnh cấm bắt đầu từ tháng 1/2016.

Bà Sarah Foster, tác giả chính của nghiên cứu được công bố trong Chính sách Biển cho biết: “Điều này có nghĩa là các quốc gia chịu trách nhiệm đối với 98% số lượng xuất khẩu cá ngựa hiện đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu đối với cá ngựa khô tự nhiên”.

Để xem những lệnh cấm này có được thi hành hay không, Foster và các đồng nghiệp của bà đã sang Hồng Kông, nhà nhập khẩu cá ngựa khô lớn nhất thế giới. Họ đã phỏng vấn 189 thương nhân ở Hồng Kông, bao gồm các nhà nhập khẩu, bán buôn và bán lẻ, hỏi họ rằng cá ngựa khô của họ, được mua trong năm 2016 và 2017, đến từ đâu. Theo các thương nhân, nguồn cá ngựa khô lớn nhất của họ là Thái Lan, tiếp theo là Philippines, Trung Quốc đại lục, Úc, Ấn Độ, Malaysia - hầu hết các nước này đều có lệnh cấm xuất khẩu.

Điều này đã không gây bất ngờ cho nhóm nghiên cứu.

Cá ngựa khô rất dễ dàng di chuyển qua biên giới - chúng nhỏ và được sấy khô, bảo quản tốt trong thời gian dài. Chúng thường được vận chuyển giữa các lô hàng hải sản khô khác, hoặc trong hành lý cá nhân, hoặc thông qua các tuyến đường khó phát hiện khác. Bà cho biết: Vì vậy, từ lâu chúng tôi đã nghi ngờ rằng cá ngựa khô vẫn đang vượt biên giới bất chấp lệnh cấm xuất khẩu được đưa ra.

Chỉ riêng tháng 2 năm ngoái, các quan chức hải quan ở Ấn Độ đã thu giữ 160 kg cá ngựa khô nhập lậu.

Bà Foster cho biết: Việc buôn bán cá ngựa vẫn đang tiếp tục, buôn bán bất hợp pháp, không được quản lý và không được giám sát - cả ba điều này đều được yêu cầu theo quy định của CITES.

Phần lớn hoạt động buôn bán cá ngựa dường như vẫn tồn tại bất chấp lệnh cấm phần lớn là do các hoạt động đánh bắt bừa bãi như sử dụng lưới kéo, bắt hàng triệu con cá ngựa mỗi năm trong khi nhắm vào các loài cá khác. Điều này có nghĩa là cá ngựa sẽ tiếp tục bị bắt ngay cả khi không có nhu cầu thị trường.

Hơn nữa, các lệnh cấm hoặc hạn chế thương mại đối với xuất khẩu cá ngựa là vô nghĩa trừ khi được thực thi tốt. Ví dụ, các quốc gia tham gia Công ước CITES phải hạn chế xuất khẩu cá ngựa ở mức an toàn cho các quần thể cá ngựa tự nhiên.

Foster cho biết: Bây giờ, thách thức của các quốc gia là không thực hiện đầy đủ các lệnh cấm. Nếu các bên sẽ sử dụng các lệnh cấm để đáp ứng các nghĩa vụ của Công ước, thay vì làm việc theo hướng thương mại hợp pháp và bền vững, thì họ phải thực thi chúng. Nếu không thì quần thể cá ngựa cũng không khá hơn. Cá ngựa sẽ tiếp tục bị bắt và tiêu thụ trên thị trường.

Các nhà nghiên cứu cho biết việc buôn bán cá ngựa có thể được quản lý theo cách không gây ảnh hưởng đến các quần thể tự nhiên. Các quốc gia đã cấm buôn bán cá ngựa phải tìm ra cách để thực thi hiệu quả các lệnh cấm của họ.

Foster cho biết: Hoặc thay vào đó, các quốc gia có thể dỡ bỏ các lệnh cấm và thực hiện các bước hướng tới một giao dịch hợp pháp và bền vững. Giao dịch hợp pháp sẽ dễ dàng tiến tới sự bền vững hơn so với giao dịch xảy ra ở thị trường chợ đen.

HNN (Theo mongabay)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác