Các nhà nghiên cứu khám phá giải pháp theo dõi sự phục hồi của ngành thủy sản toàn cầu (23-03-2018)

Đối với nhiều nước - đặc biệt là những nước đang phát triển ở vùng nhiệt đới, nơi mà sự cải cách nghề cá là cần thiết nhất - việc cắt giảm sản lượng đánh bắt cá ngắn hạn đòi hỏi chi phí cao sẽ rất khó thực hiện do sự phụ thuộc vào nghề cá làm nguồn thực phẩm và sinh kế.
Các nhà nghiên cứu khám phá giải pháp theo dõi sự phục hồi của ngành thủy sản toàn cầu
Ảnh minh họa

Theo các nhà nghiên cứu Đại học Santa Barbara (UCSB) và các đồng nghiệp, hiện có một cách khác. Trong một bài báo đăng trên tờ Nature Ecology and Evolution, các nhà nghiên cứu chứng minh rằng đối với các nước nơi tình trạng đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo và không được quản lý (IUU) là phổ biến, việc giải quyết hoạt động này có thể bắt đầu việc phục hồi ngành thủy sản mà không làm giảm nỗ lực đánh bắt, sản lượng đánh bắt và lợi nhuận của địa phương. Inđônêxia đã chứng minh điều này là đúng, và đây là lần đầu tiên chính sách của đất nước này được chứng minh có hiệu quả.

Tác giả chính của nghiên cứu Reniel Cabral, một nhà nghiên cứu bậc sau tiến sĩ tại Trường Khoa học và Quản lý Môi trường Bren của UCSB cho biết: “Các chính sách chống đánh bắt IUU của Inđônêxia đã thu hút được rất nhiều sự chú ý của giới truyền thông và sự suy đoán về hiệu quả của chúng, nhưng không ai chứng minh hoặc đánh giá hiệu quả của các chính sách. Inđônêxia đã thực hiện một nỗ lực tuyệt vời để kiểm soát hoạt động đánh bắt bất hợp pháp trong các vùng biển của họ, nhưng họ liên tục nắm bắt được các lợi ích từ chính sách đánh bắt chống lại IUU, họ cần đảm bảo rằng các nỗ lực đánh bắt trong nước cũng được quản lý tốt”.

Về mặt lịch sử, Inđônêxia đã trải nghiệm mức đánh bắt IUU cao từ các đội tàu nước ngoài. Vào cuối năm 2014, nhằm giảm bớt các hoạt động này, nước này đã thực hiện các chính sách cứng rắn và gây tranh cãi, dẫn đến việc đánh chìm 318 tàu đánh cá bất hợp pháp (296 tàu của nước ngoài), cấm tất cả các tàu thuyền nước ngoài đánh bắt ở Inđônêxia và hạn chế vận chuyển cá trên biển. Kết quả là, đánh bắt cá của các tàu thuyền nước ngoài tại nước này đã giảm hơn 90% và tổng số đánh bắt giảm 25%.

Đồng tác giả và là Giáo sư trường Bren, Christopher Costello, cho biết: “Lập trường cứng rắn của Inđônêxia đối với việc đánh bắt cá bất hợp pháp không chỉ bắt đầu sự phục hồi ở các vùng biển của họ mà còn là một ví dụ khả thi cho các quốc gia trên toàn thế giới đang bị đánh bắt quá mức bởi hành vi bất hợp pháp”.

Sử dụng cá ngừ vằn như là một nghiên cứu điển hình, các tác giả đã chỉ ra rằng giảm thiểu đánh bắt IUU kết hợp với việc thu hoạch ở mức bền vững tối đa vào năm 2035 có thể làm tăng 14% sản lượng đánh bắt và tăng 15% lợi nhuận so với các mức hiện tại. Lợi ích của kịch bản quản lý này trở nên rõ nét hơn khi so sánh với hoạt động kinh doanh như thường lệ, dự kiến ​​giảm 59% sản lượng đánh bắt và 64% lợi nhuận trong cùng một khoảng thời gian.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các công nghệ tiên tiến để đạt được một cái nhìn chưa từng thấy về đánh bắt IUU. Họ đã phân tích các dữ liệu hệ thống nhận dạng tự động truy cập công cộng được xử lý thông qua Global Fishing Watch, dữ liệu hệ thống giám sát tàu của chính phủ Inđônêxia và các hình ảnh vệ tinh ban đêm để cung cấp một bức tranh đầy đủ về tác động của các chính sách của Inđônêxia. Các công nghệ này theo dõi hành vi của các tàu đánh cá cá nhân trên toàn cầu và gần thời gian thực.

Đồng tác giả Juan Mayorga, một nhà khoa học về dữ liệu biển với Nhóm Thủy sản Bền vững của UCSB và dự án Biển Pristine của Hiệp hội Địa lý Quốc gia cho biết: “Các công nghệ vệ tinh đang bắt đầu cách mạng hóa nghiên cứu và quản lý nghề cá theo nhiều cách. Một ứng dụng đầy hứa hẹn là đánh giá các chính sách về thủy sản và bảo tồn như việc tạm ngừng đánh bắt cá hoặc các khu bảo tồn biển. Hiện nay, chúng ta có thể đánh giá trực tiếp như trong trường hợp các chính sách chống IUU ở Inđônêxia - cho dù các chính sách có đạt được hiệu quả mong muốn hay không, cũng như quan sát bất kỳ thay đổi nào trong hành vi đánh cá”.

Các nỗ lực của các nhà điều tra cũng đã dẫn đến một cơ sở dữ liệu và một hình ảnh của mạng lưới toàn cầu về khai thác thủy sản xuyên quốc gia, trong đó tóm tắt mức độ đánh bắt trong các khu vực đặc quyền kinh tế. Theo Mayorga, điều này tạo nên thông tin cơ bản nhưng quan trọng - ai đánh cá ở đâu và bao nhiêu – và dễ dàng tiếp cận. Ví dụ, ông trích dẫn dữ liệu cho thấy Trung Quốc đánh bắt ở hơn 70 nước khác biệt và các vùng biển của Mauritania đang được đánh bắt bởi 25 quốc gia khác nhau.

David Kroodsma, Giám đốc nghiên cứu và phát triển của Global Fishing Watch, cho biết: “Tính minh bạch tăng, cùng với các quy định và thực thi có hiệu quả, có thể tạo nên những kết quả tốt hơn cho nguồn cá và sinh kế ở địa phương”.

Nghiên cứu này cũng cho thấy các điểm nóng của hoạt động đánh bắt cá ở Tây Phi và khu vực trung tâm Thái Bình Dương, nơi có hơn 30% lượng sản lượng cá bị đánh bắt bất hợp pháp và nơi đánh bắt bất hợp pháp có thể nhận được những lợi ích tương tự như ở Inđônêxia. Thêm vào đó, phân tích cho thấy ở Gambia - một quốc gia có số lượng đánh cá bất hợp pháp cao từ các đội tàu nước ngoài - một chính sách đã cấm tất cả các hình thức đánh bắt vào năm 2015 đang được thực thi và có tiềm năng hỗ trợ các nghề cá địa phương.

Ông Cabral cho biết: “Với sự mở rộng nhanh chóng của nghề đánh bắt ở vùng biển xa, các công nghệ vệ tinh sẽ cung cấp công cụ để các quốc gia giám sát vùng biển của họ. Giải quyết vấn đề đánh bắt IUU trên toàn cầu sẽ đủ để xúc tiến việc phục hồi thủy sản ở nhiều vùng trên thế giới hoặc thu hẹp khoảng cách để phục hồi thủy sản toàn cầu”.

HNN (Theo phys.org)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác