Báo cáo của WWF yêu cầu Nhật Bản thông qua chương trình giám sát các sản phẩm thủy sản (10-10-2017)

Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) Nhật Bản đã công bố một báo cáo vào tháng 9 về khả năng các sản phẩm hải sản được khai thác bất hợp pháp, không được báo cáo và không được kiểm soát (IUU) sẽ nhập vào thị trường Nhật Bản và đưa ra các khuyến nghị để ngăn chặn tình trạng này.
Báo cáo của WWF yêu cầu Nhật Bản thông qua chương trình giám sát các sản phẩm thủy sản
Ảnh minh họa

Báo cáo “Rủi ro đánh bắt IUU ở Nhật Bản và xung quanh Nhật Bản” khuyến cáo rằng Nhật Bản nên phát triển hệ thống chứng nhận khai thác tương tự như giấy chứng nhận khai thác của Liên minh Châu Âu hoặc Chương trình Giám sát Nhập khẩu Thủy sản của Hoa Kỳ, bao gồm nhận dạng chuỗi cung ứng cho tất cả thủy sản và các sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào thị trường này, với việc xác định tàu, ngày, và vị trí của hoạt động đánh bắt, cũng như xác định các loài nhập khẩu vào nước này.

Trong báo cáo, 50 loài hải sản được đánh giá theo sáu tiêu chí, và từ đó, 10 loài đã được lựa chọn để đánh giá rủi ro chi tiết, dựa vào tiềm năng sản lượng đánh bắt của IUU gia nhập vào chuỗi cung ứng. Trong số những loài này, cá chình, cá bơn và cá hồi Thái Bình Dương được tìm thấy là những loài có nguy cơ cao hơn. Cua hoàng đế và cua Tanner có nguy cơ cao trung bình, trong khi đó cá trích, cá thu và bạch tuộc có nguy cơ thấp và trung bình.

Maya Takimoto của WWF Japan cho biết trong một thông cáo báo chí kèm theo báo cáo: “Để ngăn chặn các sản phẩm thủy sản IUU không vào thị trường Nhật Bản, một chuỗi cung ứng minh bạch từ nguồn đến người tiêu dùng cho tất cả thủy sản và các sản phẩm thủy sản nhập khẩu là cần thiết”.

Đối với các loài có nguy cơ cao như cá chình, cá bơn và cá hồi Thái Bình Dương, cần xác định rõ loài và vị trí của hoạt động đánh bắt. Đối với hai loài cá chình và cá bơn, điều này là do có nhiều loài khi chế biến không dễ phân biệt được. Ví dụ, do trữ lượng cá chình của Nhật thấp, các nhà nhập khẩu có thể thay thế các loại cá chình khác và áp lực lên các nguồn lợi thủy sản này có thể không được nhận thấy thông qua dữ liệu nhập khẩu. Các loại cá dẹt, chẳng hạn như cá bơn, cũng thuộc nhiều loài có thể được thay thế mà không bị chú ý. Hiện nay, số liệu thống kê cá chình và cá bơn được phân loại rộng rãi như “cá chình nei” (không bao gồm cá chình ở những nơi khác), và “cá bơn nei” mà không có thông tin về loài.

Mặc dù có ít loài cá hồi Thái Bình Dương hơn và không dễ thay thế cho nhau, nhưng thông tin về vị trí của hoạt động đánh bắt là rất quan trọng, bởi vì cá đang trong tình trạng bị đe dọa hoặc đánh bắt quá mức có thể bị sai lệch do xuất phát từ các khu vực khác.

Mặc dù báo cáo khuyến cáo sự phát triển của một hệ thống theo dõi phản ánh giống của Hoa Kỳ và E.U, nhưng nó không chỉ ra Nhật Bản là đặc biệt xấu về IUU.

Báo cáo chỉ ra “Thông thường, số lượng thủy sản IUU thấp trên thị trường và các chuỗi cung ứng”, lưu ý rằng mức độ kiểm tra và các biện pháp kiểm soát tại chỗ khác trong chuỗi cung ứng cũng tương tự như ở nhiều nước phát triển khác.

Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ đã và đang thực hiện các hệ thống trong những năm gần đây để giảm sự xâm nhập của sản phẩm IUU vào thị trường. Giấy chứng nhận khai thác và sự công nhận các giấy chứng nhận khai thác của các quốc gia hợp tác là những yếu tố chính của các hệ thống.

Trong cả hai chương trình, tài liệu của các Tổ chức Quản lý Nghề cá Khu vực (RFMO's) có thể được thay thế cho các thủ tục giấy tờ yêu cầu này. (Báo cáo lưu ý rằng dữ liệu từ RFMO cũng đã được sử dụng ở Nhật Bản đối với một số loài, bao gồm cả cá thu và cá ngừ vây xanh).

Các chương trình thay đổi một chút. Châu Âu bao gồm tất cả các loài, trong khi các loài được bảo vệ theo chương trình của Mỹ là cá tuyết Đại Tây Dương, cua xanh (Đại Tây Dương), cá nục heo, cá mú, cua hoàng đế (đỏ), cá tuyết Thái Bình Dương, cá chỉ vàng, hải sâm, cá mập, cá kiếm và cá ngừ (cá ngừ vây dài, cá ngừ mắt to, cá ngừ vằn, cá ngừ vây xanh và cá ngừ vây vàng). Bào ngư và tôm sẽ được thêm vào sau.

Cả các chương trình của EU và Hoa Kỳ đều nhằm vào hàng nhập khẩu, nhưng loại trừ hải sản đánh bắt trong nước để tiêu dùng trong nước. Chương trình Hoa Kỳ không áp dụng cho xuất khẩu của Hoa Kỳ, mặc dù nó áp dụng khi hải sản đánh bắt của Hoa Kỳ gồm các loài trên được chế biến ở các nước khác và tái nhập khẩu.

Trung Quốc đã phản đối lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về Chương trình Giám sát Nhập khẩu Thủy sản của Hoa Kỳ trên các cơ sở đối xử không công bằng và đòi hỏi thủ tục giấy tờ phiền toái và theo dõi ngay cả khi việc theo dõi không chỉ ra được một cách khoa học cho thấy làm giảm nguy cơ.

Đại diện Trung Quốc đưa ra các quy định của Hoa Kỳ tại cuộc họp của Ủy ban về Các biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch động thực vật của WTO (SPM), lập luận rằng chương trình giám sát sẽ đi ngược lại nghĩa vụ thủ tục đưa ra thông báo chính thức của WTO trước đề nghị này và cho phép các thành viên bình luận. Mỹ đã phản hồi rằng đề xuất này là một phần trong nỗ lực chống lại đánh bắt cá trái phép, và do đó nằm ngoài phạm vi của Ủy ban là chủ yếu liên quan đến các biện pháp an toàn và sức khoẻ.

HNN (Theo seafoodsource)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác