Xuất khẩu thủy sản Ấn Độ đạt mức cao kỷ lục (12-06-2017)

Theo số liệu của Cơ quan Phát triển Xuất khẩu Thủy sản Ấn Độ (MPEDA), nhờ nhu cầu mạnh mẽ về tôm và cá đông lạnh của Ấn Độ từ các thị trường quốc tế, xuất khẩu thủy sản Ấn Độ đã đạt mức kỷ lục trong năm tài chính 2016-2017.
Xuất khẩu thủy sản Ấn Độ đạt mức cao kỷ lục
Ảnh minh họa

Khối lượng xuất khẩu trong giai đoạn phân tích (1 tháng 4 năm 2016 đến 31 tháng 3 năm 2017) tăng trưởng 20%, đạt 1,13 triệu USD, tăng 23% về giá trị, đạt 5,78 tỷ USD so với 4,69 tỷ USD của năm tài chính trước.

Theo Business Standard, Hoa Kỳ và Đông Nam Á tiếp tục là những nhà nhập khẩu chính và nhu cầu từ Liên minh châu Âu (EU) cũng tăng đáng kể trong thời gian này.

Tôm đông lạnh giữ vị trí hàng đầu về mặt hàng xuất khẩu, chiếm 38,28% về số lượng và 64,50% tổng giá trị. Xuất khẩu tôm tăng 16,21% về lượng và 20,33% về giá trị.

Cá đông lạnh là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai, chiếm 26,15% về số lượng và 11,64% về giá trị, tăng 26,92% về giá trị.

Hoa Kỳ đã nhập khẩu 188,617 tấn thủy sản của Ấn Độ, chiếm 29,98% giá trị. Xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ sang nước này tăng lần lượt 22,72%, 33% và 29,82% về số lượng, trị giá.

Đông Nam Á vẫn là điểm đến lớn thứ hai của các sản phẩm thủy sản của Ấn Độ, với tỷ lệ 29,91% về giá trị, tiếp theo là EU (17,98%), Nhật Bản (6,83%), Trung Đông (4,78%), Trung Quốc (3,50%) và các nước khác (7,03%).

Nhìn chung, xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ sang Đông Nam Á tăng 47,41% về số lượng, 52,84% về giá trị tính bằng rupee và 49,90% về giá trị tính bằng USD.

Ông Nirmala Sitharaman, Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp cho biết: “Việc tăng sản lượng tôm thẻ chân trắng, đa dạng hóa các loài nuôi trồng thủy sản, các biện pháp bền vững để đảm bảo chất lượng và tăng cường cơ sở hạ tầng để sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng là các nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng trưởng tích cực của Ấn Độ trong xuất khẩu thủy sản”.

Xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đạt mức tăng trưởng 28,46% về số lượng trong năm tài chính 2016-2017. Về mặt giá trị, 49,55% tổng số tôm thẻ chân trắng được xuất sang Hoa Kỳ; tiếp theo là 23,28% sang các nước Đông Nam Á; 13,17% sang EU; 4,53% sang Nhật Bản; 3,02% sang Trung Đông và 1,35% sang Trung Quốc.

Nhật Bản là thị trường chính của tôm sú Ấn Độ chiếm 43,84% về giá trị, tiếp theo là Mỹ (23,44%) và Đông Nam Á (11,33%). Tôm đông lạnh tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Hoa Kỳ với tỷ trọng 94,77% về giá trị tính bằng USD trong khi tôm thẻ chân trắng xuất sang nước này tăng 25,60% về lượng và 31,75% về giá trị.

Việt Nam, chiếm 76,57% giá trị, là thị trường nhập khẩu chính các sản phẩm thủy sản của Ấn Độ tại Đông Nam Á, tiếp theo là Thái Lan (12,93%), Đài Loan (3,88%), Malaysia (2,60%), Singapore (2,21% ), Hàn Quốc (1,50%) và các nước khác (0,30%).

EU tiếp tục là điểm đến lớn thứ ba của các sản phẩm thủy sản của Ấn Độ với thị phần 16,73% về số lượng. Tôm đông lạnh là mặt hàng xuất khẩu chính sang thị trường này, chiếm 40,66% về số lượng và 55,15% tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU tính bằng USD. Xuất khẩu tôm thẻ chân trắng sang EU đã tăng 9,76% về lượng và 11,40% về trị giá.

Nhật Bản, điểm đến lớn thứ tư của thủy sản Ấn Độ, chiếm 6,83% về giá trị và 6,08% về số lượng. Tôm đông lạnh tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chính sang Nhật Bản chiếm 45,31% về khối lượng và 77,29% về giá trị trong tổng xuất khẩu sang nước này.

Bên cạnh tôm đông lạnh và cá đông lạnh, sản phẩm thủy sản chính khác của Ấn Độ là mực ống đông lạnh, tăng lần lượt 21,50%, 59,44% và 57% về khối lượng, giá trị tính bằng rupee và giá trị tính bằng USD.

Mặt khác, xuất khẩu mực nang đông lạnh cho thấy sự suy giảm về số lượng, nhưng tăng lần lượt là 18,85% và 16,95% tính theo giá trị bằng rupee và USD.

Các mặt hàng thủy sản khô có mức tăng trưởng lần lượt là 40,98%, 20,14% và 79,05% về khối lượng, giá trị bằng rupee và USD.

HNN (Theo seafoodsource)

 

Ý kiến bạn đọc

Tin khác