Các nhà nghiên cứu phối hợp với các nhà hàng sushi để giảm gian lận hải sản (12-11-2018)

Một dự án giám sát mới với sự tham gia của các nhà nghiên cứu và đối tác của Đại học California, Los Angeles (UCLA) nhằm mục đích đưa “sushi giả” ra khỏi các đĩa của thực khách Los Angeles. Nhóm dự án giám sát hải sản Los Angeles - bao gồm các nhà nghiên cứu ở trường đại học, sinh viên, các nhà hàng sushi và các nhà quản lý chính phủ - đang nỗ lực để giảm gian lận sushi và ghi sai nhãn cá.
Các nhà nghiên cứu phối hợp với các nhà hàng sushi để giảm gian lận hải sản
Ảnh minh họa

Kể từ tháng Tư, các nhà khoa học cùng với 80 sinh viên UCLA và một số người khác tại Đại học Loyola Marymount và Đại học Cal State, Los Angeles, hàng tháng đã mua những miếng sushi nhỏ - mỗi loại có kích thước bằng hạt ngô - từ 10 nhà hàng. Tại phòng thí nghiệm, họ trích xuất DNA và phân tích cá.

Mỗi loài cá có một chuỗi di truyền duy nhất. Các nhà nghiên cứu và sinh viên nghiên cứu DNA để phân biệt một loài cá với loài cá khác bằng cách sử dụng một công cụ gọi là mã vạch DNA.

Paul Barber, giáo sư sinh thái học và sinh học tiến hóa và là tác giả cấp cao của một bài báo về dự án được công bố trên tạp chí Frontiers in Ecology and the Environment cho biết: “Tình trạng sushi nhầm nhãn là phổ biến. Nếu chúng ta có thể giải quyết các vấn đề ghi nhãn sai, thì chúng ta có thể tập trung vào việc gian lận có chủ ý”.

Tại sao sushi trên đĩa của bạn bị ghi nhãn sai? Một yếu tố chính là sự khác biệt giữa các quy định của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm liên bang và thực tế sinh học, Barber cho biết, người đã trích dẫn ví dụ này:

Barber cho biết: “Cá cam (yellowtail) có sáu loài. FDA cho biết một loại có thể được gọi là cá cam (yellowtail) và năm loại khác phải được gọi là amberjack. Ở Nhật Bản, mỗi một trong sáu loại cá cam được chuẩn bị bởi đầu bếp sushi được bán dưới một cái tên khác nhau. Những con cá này khác nhau về hương vị và chi phí. Tại Mỹ, FDA cho biết năm loài này chỉ được bán dưới một cái tên. Điều này tương đương với việc nói rằng chúng tôi biết có Toyotas, Hondas, Nissans, Rolls-Royces, Jaguars và BMW, nhưng bạn có thể gọi những hãng này chỉ là Toyotas hoặc BMW”.

Barber cho biết: “Thực sự là các nhà hàng sushi không thể xác định chính xác những con cá mà họ đang phục vụ thực khách đối với một số loài cá sử dụng các tên hạn chế được FDA công nhận”.

Tác giả chính Demian Willette cho biết: Một ví dụ khác là cá hồng. Thông thường, cái được bán là một con cá được gọi là cá tráp đỏ.

Các nhà nghiên cứu đang làm việc với Trung tâm An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng ứng dụng của FDA ở Los Angeles, nơi quản lý các hướng dẫn hải sản của FDA mà các nhà hàng tuân thủ theo. Họ đã soạn thảo các khuyến nghị cho việc ghi nhãn của cá cam.

Đồng tác giả Samantha Cheng cho biết: Hầu hết các cá tiêu thụ ở Mỹ không đánh bắt ở đất nước này và thường không được chế biến ở đây, điều này làm cho việc xác định loài trở nên khó khăn.

Barber cho biết: “Điều tốt nhất mà người tiêu dùng có thể làm là quan tâm và đặt các câu hỏi. Nếu có đủ người bắt đầu hỏi cá nguồn gốc từ đâu, các nhà hàng sẽ hỏi các nhà phân phối của họ, và các nhà phân phối sẽ hỏi điều này với ngư dân. Điều này sẽ chỉ diễn ra nếu những người trả tiền hóa đơn yêu cầu trách nhiệm”.

Willette, Cheng, Barber và các đồng nghiệp đã báo cáo trong một nghiên cứu tháng 1 năm 2017 về DNA cá được đặt hàng tại 26 nhà hàng sushi ở Los Angeles từ năm 2012 đến năm 2015, 47% sushi đã bị ghi nhãn sai. Trong số 43 đơn đặt hàng cá bơn và 32 đơn đặt hàng cá hồng đỏ, các xét nghiệm DNA cho thấy các nhà nghiên cứu đã nhận được một loại cá khác 100%. Willette cho biết: Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện các vấn đề tương tự trên toàn nước Mỹ và quốc tế. Tuy nhiên, cá bơn mua tại các cửa hàng tạp hóa và được thử nghiệm cho thấy việc ghi nhãn chính xác gần 100%.

HNN (Theo eurekaert.org)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác