Điều chỉnh độ mặn của nước có thể là chìa khóa để quản lý tảo độc (03-12-2018)

Các nhà khoa học Mỹ tại Cơ quan Khảo sát Địa chất (USGS) khi tiến hành cuộc khảo sát với loài tảo xanh nước ngọt từ hồ Okeechobee đã chỉ ra một khám phá đơn giản nhưng có ý nghĩa đó là lượng nước mặn cần thiết để biến đổi các sinh vật nhỏ bé này từ lành tính sang độc hại khi tảo di chuyển đến các bờ biển.
Điều chỉnh độ mặn của nước có thể là chìa khóa để quản lý tảo độc
Ảnh minh họa

Với quy hoạch đúng đắn, khám phá này có thể giúp các nhà quản lý nước ngăn chặn loại tảo độc hại này lan rộng dọc theo sông St. Lucie và Caloosahatchee vào mỗi mùa mưa.

Tác giả chính của nghiên cứu và là nhà sinh vật học của USGS Barry Rosen cho biết: “Phát hiện của chúng tôi mở ra khả năng rằng các nhà quản lý nước cuối cùng có thể giúp giảm các độc tố của tảo đến các vùng biển ven biển bằng cách điều chỉnh độ mặn”.

Tảo xanh lục xuất hiện tự nhiên trong nước ngọt, kể cả hồ O, và cung cấp nền tảng cho chuỗi thức ăn đã làm cho hồ trở thành điểm đến cho những người câu cá vược và chim. Nhưng do quá nhiều chất dinh dưỡng chảy chủ yếu từ các trang trại và trại chăn nuôi ở phía bắc, tảo của Hồ O có thể bùng phát dày đặc ngăn chặn ánh sáng, gây tình trạng thiếu oxy và đôi khi giải phóng độc tố khiến người và động vật hoang dã bị bệnh.

Năm ngoái, bão Irma và các chất thải từ những vùng đất nông nghiệp ở phía bắc đã khiến Hồ O trở thành một trong những nơi có những đợt tảo bùng phát tồi tệ nhất trong lịch sử gần đây. Gary Goforth, kỹ sư môi trường và cựu kỹ sư trưởng của Khu Quản lý Nước Nam Florida, ước tính rằng 2,3 triệu pound phốt pho, một trong những chất dinh dưỡng nuôi dưỡng tảo đã chảy vào hồ - số lượng nhiều nhất từng được ghi nhận.

Điều đó đã khiến các đợt tảo bùng phát vào mùa hè đến mức che phủ tới 90% diện tích của hồ là 740 dặm vuông.

Khi những cơn mưa mùa hè đẩy mức nước hồ lên, các kỹ sư của Lục quân Hoa Kỳ sau đó thả tảo xuống hai con sông để bảo vệ đê Herbert Hoover đang bị xuống cấp.

Tiếp theo là một mùa hè tồi tệ khác, chủ yếu là dọc theo Caloosahatchee, nơi những đám tảo dày đặc vướng vào bờ sông và cuốn vào eo biển Pine Island, khiến tảo nước mặn tiếp tục phát triển vì tảo nước ngọt đã chết trở thành thức ăn cho thủy triều đỏ.

Đối với các nhà khoa học của USGS, một câu hỏi quan trọng chưa được trả lời là vào thời điểm nào mà tảo ở hồ, vốn có thể tốt cho cá, trở nên độc hại khi nó di chuyển đến các vùng nước ven biển. Vì vậy, vào năm 2016, sau khi các nhà nghiên cứu của bang xác nhận rằng các độc tố được gọi là cyanobacteria ở cửa sông St. Lucie và Đầm phá Ấn Độ có thể đến từ hồ, USGS đã đưa ra một dự án để kiểm tra xem hai loại vi khuẩn cynobacteria tương tác với nước lợ ở cửa sông như thế nào.

Trong một đợt tảo bùng phát năm ngoái, các nhà nghiên cứu USGS đã lấy tảo từ Vịnh Eagle ở ​​phía bắc của hồ và trong bốn ngày cho tảo tiếp xúc với các nồng độ natri clorua khác nhau “mô phỏng tảo sẽ như thế nào nếu sinh vật chuyển động qua nước mặn”.

Khi độ mặn tăng lên, các nhà nghiên cứu nhận thấy các màng lót thành tế bào của tảo bắt đầu phân hủy, giải phóng độc tố. Ở các mức độ mặn bằng khoảng một nửa so với nước biển, hai loại vi khuẩn phổ biến hơn của tảo bắt đầu giải phóng độc tố.

Rosen cho biết: “Độc tố tăng lên trong phạm vi ngắn trước khi nó giảm xuống, vì vậy có thể các tế bào chỉ độc hơn một chút khi tiếp xúc với nồng độ muối nhẹ hơn”.

Điều đó có nghĩa là nếu các nhà quản lý nước có thể giữ độ mặn thấp hơn ở cửa sông, thì các tác động độc hại từ tảo bùng phát có thể bị giảm, làm giảm mối đe dọa cho con người và động vật hoang dã.

Ông cho biết: Việc điều chỉnh độ mặn cũng có thể yêu cầu một mạng lưới các máy bơm rút nước ngọt từ các nguồn khác nhau ngoài hồ. Ở Hà Lan, sự bùng phát tảo có hại được quản lý bằng các hồ chứa nhỏ được sử dụng để điều chỉnh độ mặn.

HNN

Ý kiến bạn đọc

Tin khác