Lào Cai: Phấn đấu đến năm 2050, sản lượng cá nước lạnh đạt 1,4 nghìn tấn (10-11-2020)

Theo định hướng phát triển cá nước lạnh của tỉnh Lào Cai, đến năm 2030 thể tích nuôi cá nước lạnh đạt 62.500 m2, sản lượng đạt 990 tấn với năng suất là 16 kg/m2. Đến năm 2050 thể tích nuôi cá nước lạnh 72.500 m2, sản lượng đạt 1.400 tấn với năng suất là 20 kg/m2.
Lào Cai: Phấn đấu đến năm 2050, sản lượng cá nước lạnh đạt 1,4 nghìn tấn

Tỉnh Lào Cai có tiềm năng và lợi thế rất lớn trong phát triển nuôi đối tượng cá nước lạnh (cá tầm, cá hồi). Với khí hậu lục địa vùng núi cao: gồm các huyện, thị xã Sa Pa, Bắc Hà và một số xã vùng cao huyện Mường Khương, Bát Xát; đây là vùng mùa đông rất lạnh, nhiệt độ trung bình năm từ 150C - 200C, đặc biệt, là huyện Sa Pa, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất xuống 8,50C, trong khi đó các tháng mùa hè trời mát, nhiệt độ trung bình không quá 200C. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi cá nước lạnh. Ngoài ra, Sa Pa còn được biết đến là khu du lịch nổi tiếng, thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách đến tham quan và nghỉ dưỡng mỗi năm. Đây là thị trường tiêu thụ lớn và nhiều tiềm năng về các sản phẩm cá nước lạnh của địa phương.

Hiện nay, thị xã Sa Pa được coi là “thủ phủ” nuôi cá nước lạnh của vùng Tây Bắc với diện tích mặt nước gần 46 nghìn m2. Nuôi cá nước lạnh ở Lào Cai nói chung và thị xã Sa Pa nói riêng những năm gần đây không chỉ mở rộng về diện tích mà còn được đầu tư về chất lượng. Nghề nuôi cá nước lạnh được Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặc biệt quan tâm với nhiều chính sách khuyến khích về con giống, thức ăn và tập huấn kỹ thuật cho các cơ sở chăn nuôi.

Tuy nhiên, nghề nuôi cá nước lạnh tại Lào Cai còn gặp không ít những khó khăn, việc khai thác và sử dụng nguồn nước lạnh chưa phát huy hết tiềm năng, hiệu quả, chưa có các giải pháp đồng bộ về quản lý nguồn nước lạnh gắn với công tác bảo vệ, phát triển rừng, bảo vệ nguồn nước. Bên cạnh đó, hiện  nay giống cá tầm, cá hồi chủ yếu là nhập trứng đã thụ tinh về ấp nở nên chưa chủ động được trong sản xuất trong năm. Sản xuất vẫn nhỏ lẻ, manh mún, thiếu ổn định, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ tiên tiến còn hạn chế. Sản xuất chưa gắn kết được các khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Các hình thức tổ chức sản xuất còn chậm phát triển và thiếu bền vững; liên kết trong sản xuất còn lỏng lẻo, thiếu tính ràng buộc; quy mô, phạm vi liên kết còn nhỏ, chưa có nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại điển hình, quy mô lớn.

ăm 2005, Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I, sau khi khảo sát điều kiện tự nhiên đã chọn Sa Pa, Lào Cai là nơi triển khai thí điểm mô hình nuôi cá nước lạnh đầu tiên trong nước. Qua kết quả nghiên cứu ban đầu khả quan, đến nay, phong trào nuôi cá nước lạnh tại tỉnh Lào Cai phát triển khá mạnh.

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, năm 2008, thể tích nuôi cá nước lạnh toàn tỉnh đạt 9,6 nghìn m3, sản lượng đạt 80 tấn; đến năm 2013, thể tích nuôi cá nước lạnh đạt trên 37 nghìn m3, sản lượng đạt 210 tấn đến năm 2019, thể tích nuôi cá nước lạnh đạt hơn 54 nghìn m3, sản lượng đạt 600 tấn.

ến năm 2020, thể tích nuôi cá nước lạnh đạt 57,1 nghìn m3, sản lượng đạt 670 tấn đạt 100% kế hoạch năm 2020. Hiện nay, diện tích nuôi cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh Lào Cai tập trung tại các huyện, thị xã Sa Pa, Bát Xát, Bắc Hà, với trên 215 cơ sở nuôi cá nước lạnh, đối tượng nuôi chủ yếu là cá tầm, cá hồi.

Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 08 cơ sở cung ứng giống, thức ăn thủy sản nước lạnh (các hồi, cá tầm). Hàng năm các cơ sở đã sản xuất và bán ra cung cấp cho thị trường hàng triệu con giống cá hồi vân và cá tầm. Cụ thể, hàng năm các cơ sở sản xuất giống đã nhập trứng thụ khoảng 03 triệu trứng cá hồi vân, tỷ lệ nở từ trứng lên cá giống ước đạt khoảng 55%, trứng được nhập chủ yếu từ các nước Mỹ, Pháp, Denmark, Balan,...Thị trường hiện nay chủ yếu tiêu thụ trong tỉnh và một phần cung ứng sang các tỉnh khác như Lai Châu, Lâm Đồng... Số lượng giống cá hồi vân sản xuất đáp ứng nhu cầu của người nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ sống trung bình trong quá trình ương nuôi đạt 60-70%, trong quá trình nuôi thương phẩm đạt 50-60%.

Đối với cá tầm, hiện một số cơ sở đã nhập trứng về ấp nở, nhưng số lượng chưa nhiều mà chủ yếu nhập giống về ương nuôi. Tuy nhiên, chất lượng con giống khó kiểm soát về số lượng, chất lượng do các cơ sở nhập trứng từ các tỉnh khác (giống nhập trôi nổi trên thị trường) và một phần giống được nhập lậu từ Trung Quốc.

Những năm gần đây, sản phẩm cá hồi, cá tầm của tỉnh Lào Cai được du khách rất ưa chuộng vì chất lượng cá thương phẩm không kém nhập khẩu từ các nước châu Âu; nhất là cá tươi vì trực tiếp đánh bắt trong bể nuôi giao thẳng cho khách.

Theo báo cáo của Hội Cá nước lạnh Lào Cai, hiện giá bán cá hồi, cá tầm tại ao nuôi giao động 220.000 - 250.000 đ/kg, giá tại nhà hàng khách sạn từ 500.000-600.000 đ/kg, thậm chí có những thời điểm lên đến 800.000đ/kg. Tuy nhiên, các sản phẩm thủy sản nước lạnh hiện nay chủ yếu là hàng tươi sống, các tổ chức, cá nhân chưa mạnh dạn đầu tư cho chế biến các sản phẩm từ cá hồi, cá tầm. Mặt khác, do chi phí sản xuất lớn song giá thành lại có sự biến động liên tục khiến người nuôi, đặc biệt các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ chưa có thị trường tiêu thụ ổn định.

ây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hiện nay cũng đang đặt ra nhiều vấn đề. Trong những năm qua, Hội cá nước lạnh tỉnh Lào Cai, đã xây dựng kế hoạch hoạt động các năm về sản xuất theo chuỗi giá trị. Đến nay một số hội viên đã sản xuất theo chuỗi khép kín từ nuôi đến nhà hàng, khách sạn (Trung tâm Thủy sản nước lạnh Sa Pa, Công ty TNHH Song Nhi, HTX Minh Đức...). Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh các cơ sở nuôi cá nước lạnh chủ yếu liên kết theo từng khâu trong sản xuất (liên kết trong cung ứng giống, thức ăn), chưa hình thành mô hình liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở chế biến thủy sản, mới có một vài cơ sở chế biến ruốc cá hồi ở Sa Pa, chưa đáp ứng nhu cầu bao tiêu sản phẩm cho các hộ nuôi. Hiện việc tiêu thụ các sản phẩm cá hồi, cá tầm chủ yếu bán trực tiếp thông qua kênh chợ và một số đầu mối, vì vậy chưa tạo được sự liên kết chuỗi giữa sản xuất và lưu thông nên không ổn định, khó kiểm soát chất lượng cũng như đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tại Hội nghị Tổng kết 15 năm phát triển nuôi cá nước lạnh và định hướng phát triển giai đoạn 2021-2030, các đại biểu cho rằng để khai thác thế mạnh vùng cao có nguồn nước lạnh rất phong phú, tận dụng lợi thế lòng hộ có nguồn nước sạch ít ô nhiễm, muốn nghề nuôi cá nước lạnh phát triển thực sự bền vững, các cơ quan chức năng từ Trung ương cần có định hướng chính sách phát triển đối tượng cá nước lạnh một cách bền vững, tạo sự đột phá trong chuỗi liên kết, cần có chính sách hỗ trợ phát triển tương xứng trong nuôi cá nước lạnh, cơ quan hữu quan của tỉnh và các địa phương trong tỉnh Lào Cai cần có sự phối hợp chặt chẽ trong thực hiện quy hoạch chi tiết vùng nuôi; tổ chức quản lý tốt khâu con giống, thức ăn, hóa chất; tăng cường xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm với các thị trường lớn trong nước; tiếp tục hướng dẫn người dân thực hiện các quy định về  nuôi cá nước lạnh an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và các tiêu chuẩn thực hành tốt khác.

Theo định hướng, phát triển quy hoạch cá nước lạnh tỉnh Lào Cai đến năm 2030, định hướng đến năm 2050, cụ thể, đến năm 2030 thể tích nuôi cá nước lạnh 62,5 nghìn m2, sản lượng đạt 990 tấn với năng suất là 16 kg/m2. Đến năm 2050 thể tích nuôi cá nước lạnh 72,5 nghìn m2, sản lượng đạt 1,4 nghìn tấn với năng suất là 20 kg/ m2. Đối tượng nuôi là loài cá hồi, cá tầm với phương thức nuôi thâm canh, tại các huyện, thành phố có nguồn nước lạnh gồm: Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn, Bảo Yên, Bắc Hà, ...tập trung chủ yếu ở 02 huyện Sa Pa và Bát Xát.

Văn Thọ

Ý kiến bạn đọc

Tin khác