Công cụ giúp giám sát tác động môi trường của các trang trại nuôi cá (16-12-2019)

Một nhóm nghiên cứu đang phát triển một công cụ mới có thể cải thiện sự hiểu biết của ngành nuôi trồng thủy sản về tác động của ngành đối với môi trường và hỗ trợ sự tăng trưởng dài hạn của ngành.
Công cụ giúp giám sát tác động môi trường của các trang trại nuôi cá
Ảnh minh họa

Nhóm nghiên cứu - do Cooke Aquaculture và Hiệp hội Khoa học Biển Scotland (SAMS) chủ trì, với sự tài trợ của Trung tâm Đổi mới Nuôi trồng Thủy sản Scotland (SAIC) - đang khám phá cách đo sunfua dưới đáy biển có thể theo dõi tốt hơn tác động của sinh khối từ 6 trang trại cá ở 6 địa điểm tại Scotland và Canada.

Với sự hỗ trợ của Đại học Dalhousie có trụ sở tại Nova Scotia; Đại học Highlands and Islands (UHI); và Cơ quan Thủy sản và Đại dương Canada (DFO), phương pháp mới dự kiến ​​sẽ giám sát tác động của các trang trại cá nhanh hơn, chính xác và hiệu quả về chi phí. Nhóm nghiên cứu cũng đang nhận sự tham vấn của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Scotland (SEPA) để đảm bảo tính bền vững.

Nồng độ sunfua, có thể tăng lên do chất thải của cá hoặc thức ăn thừa từ các trang trại gần đó, được coi là một chỉ số đáng tin cậy trong việc đo lượng trầm tích. Cách tiếp cận trước đây đã được thử nghiệm kết hợp với các kỹ thuật khác ở Canada.

Trong khi các mô hình về tác động môi trường hiện tại - như Depomod và NewDepomod - đã được sử dụng để phân tích tác động môi trường của các trang trại nuôi cá và thông báo việc giảm thiểu tác động này, độ tin cậy của các mô hình này trong vùng nước năng lượng cao, ít dự đoán hơn vẫn đang được thử nghiệm. Các giới hạn hiện tại của mô hình đã hạn chế việc triển khai các trang trại nuôi cá ở các khu vực như Orkney và Shetland, nơi tốc độ dòng chảy cao và trầm tích cứng hơn khiến cho việc dự đoán và phân tích các mô hình phân tán trở nên khó khăn hơn.

Clive Fox, một nhà sinh thái học tại Mitch, cho biết: Ngành thủy sản và cơ quan quản lý ở Scotland thừa nhận rằng các công cụ hiện tại để đo lường tác động của trang trại cá vẫn cần phải được chỉnh sửa. Đó là lý do tại sao tất cả mọi người tham gia nuôi trồng thủy sản rất muốn đảm bảo rằng chúng tôi làm đúng. Chúng ta cần có một sự hiểu biết tốt hơn về cách chất thải được phân tán từ các trang trại nuôi cá và nơi nó có ảnh hưởng đáng kể đến các sinh vật đáy.

Việc theo dõi sunphua có thể là một công nghệ bổ sung đáng kể cho các phương pháp tiếp cận hiện tại, mang lại kết quả chính xác hơn cả ở vùng biển có tỷ lệ phân tán cao. Cách tiếp cận này sẽ giúp việc lấy mẫu từ đáy biển trở nên dễ dàng hơn nhiều, sử dụng các điện cực để đo mức độ sunfua và trong vài ngày sẽ có kết quả. Điều này có thể cho phép người nuôi cá hiểu được tác động của việc nuôi cá đối với môi trường địa phương nhanh hơn nhiều và có hành động nếu cần thiết.

Dự án được xây dựng dựa trên sáng kiến ​​được SAIC hỗ trợ trước đây nhằm mục đích giúp ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững. Trung tâm đã làm việc với ngành thủy sản và giới học thuật để kiểm tra các mô hình dự đoán với sự phân tán sinh khối thực tế. Trung tâm cũng đã khám phá sự phát triển của các bộ công cụ eDNA để phân tích tác động của chất thải trang trại cá đối với các sinh vật đáy từ các mẫu nhỏ trầm tích.

Polly Douglas, Giám đốc đổi mới nuôi trồng thủy sản tại SAIC, cho biết thêm: Dự án này sẽ tăng cường hiểu biết của chúng tôi về việc nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng đến các sinh vật sống dưới đáy biển và những gì có thể được thực hiện để giải quyết vấn đề này. Cuối cùng, chúng tôi hy vọng nó sẽ cung cấp cho chúng tôi cách tốt nhất để theo dõi môi trường biển ở vùng nước phân tán cao - một vấn đề quan trọng đối với ngành. Đây cũng là một ví dụ khác về những giải pháp hỗ trợ tham vọng nuôi trồng thủy sản trong dài hạn để tăng gấp đôi đóng góp kinh tế của ngành vào năm 2030, đảm bảo môi trường được giám sát và ngành đang tuân thủ các hướng dẫn nghiêm ngặt về môi trường.

HNN (Theo Thefishsite)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác