Cơ sở dữ liệu thức ăn nuôi trồng thuỷ sản giúp chuyển đổi công thức thức ăn từ bột cá và dầu cá (30-03-2017)

Cơ sở dữ liệu các công thức thức ăn nuôi trồng thủy sản và nhu cầu dinh dưỡng của thủy sản có thể hỗ trợ các nhà sản xuất thức ăn chuyển đổi thức ăn làm từ bột cá và dầu cá.
Cơ sở dữ liệu thức ăn nuôi trồng thuỷ sản giúp chuyển đổi công thức thức ăn từ bột cá và dầu cá
Ảnh minh họa

Theo Hội đồng Xuất khẩu đậu tương Hoa Kỳ, Cơ sở dữ liệu về Nuôi trồng Thủy sản Quốc tế (http://www.iaffd.com/index.html?v=2.4), đang mở rộng phạm vi sang giai đoạn thứ hai trên quy mô quốc tế.

Cơ sở dữ liệu biên soạn thông tin về nhu cầu dinh dưỡng của các loài thủy sản khác nhau và các thành phần thức ăn chủ yếu đáp ứng được những nhu cầu đó. Đây được cho là cơ sở dữ liệu tiêu chuẩn, công khai có sẵn duy nhất.

Nhu cầu dinh dưỡng của các loài thủy sản nuôi hiện nay vẫn chưa được biết rõ, và thông tin đó càng khó khăn khi số lượng loài lớn. Ngược lại, nhu cầu dinh dưỡng của các loài nuôi trên cạn như bò, lợn và gà là rất phổ biến. Cơ sở dữ liệu thức ăn chăn nuôi của động vật nuôi trên cạn được coi như là một mô hình cho cơ sở dữ liệu thức ăn nuôi trồng thủy sản.

Thức ăn nuôi trồng thủy sản làm bằng bột cá và dầu cá sẽ tăng cường chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, người nuôi thủy sản đang tìm cách thay thế bột cá và dầu cá vì những lo ngại rằng việc sử dụng hàng triệu tấn cá cơm, cá mòi tự nhiên và các loài cá khác nhằm đáp ứng nhu cầu của một ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển là không bền vững.

Lukas Manomaitis, cố vấn kỹ thuật chính của Chương trình Nuôi trồng Thuỷ sản thuộc Hội đồng xuất khẩu đậu tương cho biết: “Khi chúng ta tăng tính bền vững bằng cách không sử dụng bột cá và dầu cá trong thức ăn nuôi trồng thuỷ sản. Cần phải chuyển sang các công thức phức tạp hơn bằng cách sử dụng nhiều loại nguyên liệu khác nhau để đáp ứng các mức dinh dưỡng mục tiêu”.

Nhưng các công ty sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy sản còn do dự trong việc đóng góp vào các cơ sở dữ liệu công cộng, họ thường muốn giữ bí mật các công thức của họ.

Manomaitis cho biết: “Tất cả các công ty sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy sản đều có cơ sở dữ liệu riêng của họ, nhưng việc kết hợp các nhà sáng chế công thức thức ăn nuôi trồng thuỷ sản từ nhiều công ty lại rất khó khăn vì không ai muốn chia sẻ chúng. Đây là giá trị của cơ sở dữ liệu công thức thức ăn nuôi trồng thuỷ sản công khai sẵn có để sử dụng trong các tình huống làm việc nhóm”.

Cơ sở dữ liệu tập trung vào nhu cầu dinh dưỡng của 26 nhóm loài chính và xác định thông tin dinh dưỡng bằng cách sử dụng một hỗn hợp các mô hình toán học và các nghiên cứu hiện có. Các mô hình toán học có thể được liên tục chỉnh sửa, để phát triển và cải thiện cơ sở dữ liệu.

Tiền đầu tư của Hội đồng xuất khẩu đậu tương và USAID đã giúp khởi chạy cơ sở dữ liệu.

Việc phát triển cơ sở dữ liệu bắt đầu vào năm 2014 ở châu Á, và ban đầu được gọi là Cơ sở Dữ liệu công thức thức ăn nuôi trồng Thủy sản Châu Á. Phiên bản đầu tiên đã được thử nghiệm trong 11 cuộc hội thảo trên khắp Đông Nam Á vào năm 2015 và 2016.

Các công việc trong giai đoạn thứ ba của cơ sở dữ liệu sẽ bắt đầu trong năm nay. Kết quả từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản thương phẩm sẽ được sử dụng để xác minh dữ liệu, cũng như các phân tích về 10 loài nuôi trồng thuỷ sản ở các giai đoạn khác nhau.

HNN (Theo seafoodsource)

 

Ý kiến bạn đọc

Tin khác