Sóc Trăng: Mô hình trình diễn đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản (26-08-2015)

Nhằm mục tiêu cải thiện công tác quản lý nghề cá ven bờ theo hướng bền vững tại các tỉnh duyên hải được lựa chọn của Việt Nam, tăng cường năng lực thể chế cho ngành thủy sản trong việc quản lý bền vững các nguồn lợi, thúc đẩy các biện pháp thực hành tốt trong NTTS bền vững; và thực hiện các quy trình thực hành tốt vì sự bền vững của ngành khai thác thủy sản ven bờ. Mô hình trình diễn đa dạng hóa của Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD), nhằm đa dạng các đối tượng nuôi trồng thủy sản để người nuôi có thể chọn lựa sản xuất phù hợp với điều kiện của vùng và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Sóc Trăng là 1 trong 8 tỉnh gồm Cà Mau và Sóc Trăng (nhóm các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long); Khánh Hoà, Phú Yên và Bình Định (nhóm các tỉnh Nam Trung Bộ); và Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hoá (nhóm các tỉnh Bắc Trung Bộ) được triển khai thực hiện Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững. Năm 2015 Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Sóc Trăng triển khai thực hiện các mô hình trình diễn tại vùng đa dạng hóa như mô hình nuôi tôm sú kết hợp với nuôi cá đối mục, mô hình nuôi cá bóng  bớp, mô hình nuôi cá rô phi đơn tính, mô hình nuôi artemia, tổng số 39 điểm trình diễn cho tất cả các mô hình. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng của hợp phần B về Thực hành tốt trong nuôi trồng thủy sản bền vững. Mục tiêu của hợp phần là hỗ tr việc xúc tiến và phát triển thực hành tốt trong nuôi trồng thủy sản ven biển và nuôi biển bền vững, có trách nhiệm tại các vùng được lựa chọn, tập trung vào hình thức nuôi quảng canh, nhờ cải thiện tính bền vững, quản lý chất lượng và rủi ro.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng đã chú trọng để chọn đúng hộ có đủ điều kiện về kinh tế, kinh nghiệm sản xuất và thuận tiện đường giao thông để tiện lợi cho việc tham quan học tập của các hộ nuôi xung quanh, hộ là tổ viên của các tổ hợp tác, hợp tác xã nuôi trồng thủy sản…hộ được chọn làm trình diễn phải đạt được các tiêu chí dự án và được sự thống nhất cao của đoàn khảo sát chọn hộ.

Kinh phí thực hiện do Dự án hỗ trợ 100% giá trị con giống và 30% giá trị thức ăn khi sản phẩm được thu hoạch, phần kinh phí còn lại do hộ làm trình diễn đối ứng. Ngoài ra, Dự án hỗ trợ kinh phí cho các lớp tập huấn, thảo đầu bờ, họp sinh hoạt định kỳ của tổ…Ngoài ra, các hộ làm trình diễn được tham quan các chợ đầu mối như chợ Bình Điền, hội chợ VietFish  để các hộ có thể tìm đối tác tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn.

Trong thời gian tới  đơn vị thực hiện sẽ liên hệ chọn nơi cung cấp con giống có uy tín, tiến hành bắt giống để cấp cho các hộ làm trình diễn và thực hiện các bước tiếp theo. 

          Văn Thọ

Ý kiến bạn đọc

Tin khác