Ninh Bình: Tăng cường phòng, chống một số bệnh nguy hiểm trên thuỷ sản nuôi (20-09-2022)

Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Ninh Bình có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thành phố về việc tăng cường phòng, chống một số bệnh nguy hiểm trên thuỷ sản nuôi.
Ninh Bình: Tăng cường phòng, chống một số bệnh nguy hiểm trên thuỷ sản nuôi
Ảnh minh họa

Để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên thủy sản nuôi, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS). UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các Văn bản chỉ đạo của các cơ quan Trung ương, của UBND tỉnh, của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Kế hoạch của UBND tỉnh về phòng chống một số bệnh nguy hiểm trên thuỷ sản, giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2022.

Đối với UBND các huyện, thành phố: kiểm soát chặt chẽ nguồn giống thủy sản nhập về nuôi tại địa phương và bám sát địa bàn, theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh; chủ động phối hợp với các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra, lấy mẫu giám sát nghi ngờ dịch bệnh, mẫu nước NTTS để kịp thời phát hiện, cảnh báo báo dịch bệnh và xử lý dịch ngay từ ban đầu, hạn chế phát sinh, lây lan ra diện rộng. Chủ động mua hóa chất, vôi bột, vật tư khác và kinh phí hỗ trợ cho lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh để tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống khi có dịch bệnh xảy ra.

 Cùng đó, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin truyền thông về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, các quy định của nhà nước về công tác quản lý NTTS; hướng dẫn quy trình, kỹ thuật NTTS an toàn sinh học, xây dựng cơ sở, vùng NTTS an toàn dịch bệnh.

Sở Nông nghiệp và PTNT: Tổ chức triển khai có hiệu quả các nội dung trong Kế hoạch phòng, chống một số bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi giai đoạn 2021 2030; phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thành phố trong việc kiểm tra, giám sát, lấy mẫu xét nghiệm cảnh báo dịch bệnh, cảnh báo môi trường, nhất là đối với các vùng NTTS trọng điểm và thực hiện các biện pháp xử lý, khống chế dịch bệnh ngay từ khi mới phát sinh.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát công tác kiểm dịch vận chuyển nguồn giống đưa vào nuôi trên địa bàn tỉnh, công tác cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh ương dưỡng con giống theo quy định; tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản cho người nuôi, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng an toàn sinh học, quản lý chất lượng con giống, xử lý nguồn nước, lấy mẫu giám sát và các biện pháp tiêu độc, khử trùng, xử lý khi có dịch bệnh phát sinh trong cơ sở nuôi.

Thanh Thủy

Ý kiến bạn đọc

Tin khác