Công bố bản đánh giá lớn nhất toàn cầu về tình trạng ấm lên đại dương (29-11-2019)

Một nhóm các nhà khoa học biển quốc tế đã tổng hợp đánh giá toàn diện nhất về sự nóng lên của đại dương ảnh hưởng đến các loài trong đại dương và giải thích cách thức một số loài sinh vật biển duy trì được sự sống của chúng.
Công bố bản đánh giá lớn nhất toàn cầu về tình trạng ấm lên đại dương
Ảnh minh họa

Các nhà nghiên cứu từ Anh, Nhật Bản, Úc, Mỹ, Đức, Canada, Nam Phi và New Zealand đã phân tích ba triệu hồ sơ của hàng ngàn loài từ 200 cộng đồng sinh thái trên toàn cầu.

Xem xét dữ liệu từ năm 1985 - 2014, nhóm nghiên cứu do Giáo sư Michael Burrows thuộc Hiệp hội Khoa học Biển Scotland (Mitch) dẫn đầu ở Oban cho thấy sự thay đổi trong chuyển động của các loài thích nước lạnh hoặc nước ấm, một phản ứng khi nhiệt độ tăng, đã tạo ra một tác động lớn đến bức tranh toàn cầu.

Các phát hiện, được công bố trên tạp chí Nature Climate Change, cho thấy các loài nước ấm tăng lên và các loài sinh vật nước lạnh sinh trưởng kém hơn hơn khi nhiệt độ toàn cầu tăng. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy rằng một số loài nước lạnh sẽ tiếp tục phát triển mạnh bằng cách tìm nơi ẩn náu ở vùng nước mát hơn, sâu hơn.

Giáo sư Burrows cho biết: Bức tranh toàn cầu cho thấy những gì chúng tôi nghi ngờ đang xảy ra: những thay đổi trong thành phần cộng đồng sinh vật biển phản ánh chính xác sự nóng lên của đại dương. Tuy nhiên, trong các cộng đồng này là những thay đổi khó thấy tạo nên sự khác biệt lớn và chưa từng được biết đến trước đây.

Nghiên cứu mang tính toàn cầu này đã xem xét dữ liệu từ Bắc Đại Tây Dương, Tây Âu, Newfoundland và Biển Labrador, bờ biển phía đông Hoa Kỳ, Vịnh Mexico và Bắc Thái Bình Dương từ California đến Alaska.

Trong khi xu hướng nóng lên toàn cầu được nhìn thấy rộng rãi, Bắc Đại Tây Dương cho thấy sự gia tăng lớn nhất về nhiệt độ trung bình trong thời gian qua. Tuy nhiên, đối với các cộng đồng cá ở biển Labrador, nơi nhiệt độ ở độ sâu 100 mét có nhiệt độ thấp hơn 5 độ C so với bề mặt, các cộng đồng cá này di chuyển sâu hơn trong cột nước cho phép các loài nước lạnh vẫn sinh trưởng tốt.

Giáo sư Burrows nói thêm: Từ năm 1985 - 2014, chúng tôi đã tiến hành một cuộc thăm dò trong đại dương, kết quả cho thấy sự dao động giữa các loại cá và sinh vật phù du thường liên quan đến môi trường sống lạnh hoặc ấm. Khi các loài tăng số lượng và di chuyển vào môi trường đó, hoặc suy giảm và rời đi, một cộng đồng sinh thái cụ thể và cấu tạo của cộng đồng đó sẽ thay đổi theo một cách có thể dự đoán được.

Hầu hết các dữ liệu thu thập được đều nhằm vào các cuộc khảo sát về trữ lượng cá thương mại, vì vậy những thay đổi được ghi nhận phản ánh những khả năng sẽ thấy ở các chợ cá khi cá nước lạnh như cá tuyết và cá haddock giảm trong khi các loài nước ấm như cá đối đỏ tăng lên khi nước ấm lên

Giáo sư Burrows cho biết, đã có sự gia tăng nhiệt độ gần 1 độ C ở một số nơi trên đại dương kể từ năm 1985, một sự thay đổi đáng kể chỉ trong ba thập kỷ.

Mặc dù điều này có vẻ không phải là một thay đổi lớn, nhưng nó có tác động đáng kể đến các loài có thể đã hoặc đang ở gần mức nhiệt độ tối đa chúng có thể chịu được. Sự thay đổi nhiệt độ dần dần như sự thay đổi mà chúng ta đang chứng kiến ​​sẽ không gây ra sự tuyệt chủng chỉ sau một đêm nhưng nó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của nhiều loài, nhất là động vật phù du như phân lớp giáp xác chân chèo rất quan trọng đối với mạng lưới thức ăn đại dương.

HNN (Theo Thefishsite)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác