Cơ sở dữ liệu về cá có thể xác định sự gian lận (30-08-2017)

Một nhóm các nhà khoa học đảm bảo rằng họ đang có những bước tiến hướng tới sự phát triển một cơ sở dữ liệu protein có khả năng xác định rõ ràng các loài cá.
Cơ sở dữ liệu về cá có thể xác định sự gian lận
Ảnh minh họa

Kết quả nghiên cứu này có thể giúp xác định các sản phẩm mạo danh cá hồi, cá ngừ và các loài cá phổ biến khác trước khi các sản phẩm này được tiêu thụ.

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng cá có thể được gắn nhãn với các tên gây nhầm lẫn ở nhiều điểm dọc theo hành trình từ các cảng cá đến các nhà máy chế biến đến các cơ sở bán lẻ.

Trên thực tế, một số nghiên cứu cho thấy ít nhất 1 trong 5 mẫu hải sản trên toàn cầu bị nhầm lẫn. Ví dụ, một người tiêu dùng có thể vô tình ăn cá quân thay vì cá hồng hoặc cá rô phi thay vì cá mú.

Điều này không chỉ gây thiệt hại về tài chính, mà nó còn có thể gây ra nguy cơ sức khoẻ nghiêm trọng do tiếp xúc với các chất gây dị ứng, các chất độc và các ký sinh trùng trong một số loại cá thay thế. Việc kiểm tra DNA có thể giúp phân biệt giữa các loài cá, nhưng nó có thể tốn kém và tốn nhiều thời gian.

Hai nhà nghiên cứu là Antje Stahl và Uwe Schröder muốn xác định liệu quang phổ khối vốn được sử dụng thành công để phân biệt các loài vi khuẩn có thể được sử dụng để xác định nhanh và chính xác các loài cá hay không.

Thông qua việc sử dụng kỹ thuật này, các nhà nghiên cứu đã xác định được cấu hình protein hoặc “dấu vân tay” của 54 loài cá, trong đó có cá hồi, cá kiếm và các loài cá khác thường bán tại các cửa hàng tạp hóa hoặc nhà hàng.

Họ xác nhận những phát hiện này bằng cách sử dụng mã vạch DNA, một quá trình sử dụng một phần trình tự DNA từ một gien ty thể. Trong một số trường hợp, họ chỉ có thể xác định một chi (ví dụ Thunnus) của mẫu chứ không xác định được chính xác các loài. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu kết luận rằng mức độ nhận dạng này có thể là đủ cho các nhà khoa học về thực phẩm phát hiện các loài cá có nghi ngờ là bị ghi sai tên.

HNN (Theo fis.com)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác