Các nhà khoa học lần đầu tiên định lượng vi chất dẻo (vi hạt nhựa) ở động vật không xương sống ở biển sâu (28-08-2017)

Các nhà nghiên cứu tại Hiệp hội Khoa học Biển Scốt-len (SAMS) ở Oban, Scốt-len đã phát hiện ra rằng khoảng một nửa số sinh vật biển sống ở độ sâu hơn 2.000 mét ở Bắc Đại Tây Dương có thể ăn các vi chất dẻo.
Các nhà khoa học lần đầu tiên định lượng vi chất dẻo (vi hạt nhựa) ở động vật không xương sống ở biển sâu
Ảnh minh họa

Để đạt được kết luận này, các nhà khoa học này đã lấy mẫu các loài sao biển và ốc biển ở biển sâu từ Rockall Trough và tìm thấy các dấu vết nhựa rất nhỏ trong 48% các loài được lấy mẫu. Mức tiêu thụ nhựa này tương đương với lượng tiêu thụ ở các loài sống ở các vùng biển ven bờ.

Mặc dù các nhà khoa học trước đây đã phát hiện thấy các dấu vết của các vi chất dẻo ở biển sâu, nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên định lượng hóa về việc ăn vi chất dẻo ở động vật không xương sống ở biển sâu.

Các nhà khoa học SAMS đã xác định được một loạt các chất dẻo. Bài báo chỉ ra rằng ngay cả các chất trôi nổi tự nhiên, chẳng hạn như polyethylene được sử dụng để làm các túi đựng hàng hóa bằng nhựa, có thể được tìm thấy bên trong các loài sao biển và ốc biển.

Polyester là chất dẻo lớn nhất được xác định, chủ yếu dưới dạng các sợi nhỏ, và mặc dù không thể biết rõ nguồn gốc của nó, chất này được sử dụng rộng rãi trong quần áo và có thể tiếp cận biển do nước thải từ các máy giặt.

Tác giả chính của nghiên cứu, Winnie Courtene Jones, một nhà nghiên cứu thuộc Đại học Highlands and Islands tại SAMS, đã chỉ ra rằng: “Vi chất dẻo đang phổ biến rộng rãi trong môi trường tự nhiên và có nhiều mối đe doạ về sinh thái như giảm sự thành công của quá trình sinh sản, ngăn chặn các bộ máy tiêu hóa và chuyển các chất ô nhiễm hữu cơ cho các sinh vật ăn chúng. Hơn 660 loài sinh vật biển trên toàn thế giới được ghi nhận là bị ảnh hưởng bởi chất dẻo”.

Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng có rất nhiều bằng chứng về vi chất dẻo xung quanh các vùng nước ven biển nhưng con người ít được biết về mức độ ô nhiễm nhựa ở đại dương sâu hơn và rằng biển sâu là lớn nhất, nhưng cũng là phần ít được khám phá nhất của hành tinh, các nhà khoa học nhấn mạnh rằng đây có thể là nơi chứa đựng cuối cùng của chất dẻo.

Về phần mình, nhà sinh thái học biển sâu SAMS, Bhavani Narayanaswamy, cho biết: “Nghiên cứu về vi chất dẻo đang ngày càng trở nên quan trọng. Chúng tôi đang cố gắng chỉ ra không chỉ sự phổ biến rộng rãi của chúng, mà còn chúng tích lũy ở các động vật như thế nào và ở đâu, và cuối cùng là ảnh hưởng có thể có của vi chất dẻo đối với sức khoẻ của con người”.

HNN (Theo fis.com)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác