Công cụ theo dõi DNA để phân biệt các loài thủy sản xâm lấn (24-07-2017)

Thay vì thực hiện việc thả lưới để biết loài thủy sản nào sống trong một vùng nước cụ thể, các nhà khoa học hiện nay có thể sử dụng các mảnh DNA bị lơ lửng trong nước để xác định các loài xâm lấn hay các loài bản địa.
Công cụ theo dõi DNA để phân biệt các loài thủy sản xâm lấn
Ảnh minh họa

Nhà nghiên cứu David Lodge, Francis J. DiSalvo Giám đốc Trung tâm Atkinson về Tương lai Bền vững tại Đại học Cornell, và là Giáo sư sinh thái học và sinh học tiến hóa cho biết: “Chúng tôi đã làm sắc nét hơn công cụ DNA (eDNA) về môi trường, do đó, nếu một con sông hoặc một hồ có các loài bị đe dọa, những loài nguy cấp hoặc xâm lấn, chúng ta có thể xác định được các chi tiết về di truyền của các loài ở đó. Thông qua việc sử dụng eDNA, các nhà khoa học có thể thiết kế tốt hơn các lựa chọn quản lý để diệt trừ các loài xâm lấn, hoặc cứu và phục hồi các loài nguy cấp”.

Ngoài ra, bằng cách lấy mẫu các mảnh DNA trong nước và sử dụng công nghệ phản ứng chuỗi polymerase PCR (polymerase chain reaction), công nghệ hoạt động như một máy sao chép di truyền để tạo ra hàng tỷ DNA để nghiên cứu, các nhà khoa học có thể thu thập dữ liệu về môi trường sống của các loài thủy sản mà không cần phải đánh bắt chúng.

Nghiên cứu bắt đầu bằng một mẫu nước nhỏ từ suối, hồ hoặc sông. Kristy Deiner, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Cornell và là đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: “Các loài thủy sản có hàng triệu tế bào, và khi chúng bơi, chúng sẽ để lại một dấu vết các tế bào phía sau. Vì vậy, chúng ta đang sử dụng toàn bộ hệ gen ti thể của các tế bào này để theo dõi chúng”.

Các nhà sinh học thường cho rằng DNA của các loài thủy sản trích xuất từ các vùng nước có chất lượng thấp và bị suy thoái mạnh. Hóa ra, nghiên cứu mới là nghiên cứu đầu tiên chứng minh điều ngược lại là đúng. Ví dụ, trong một dòng suối, thành phần DNA của các loài thủy sản vẫn còn nguyên vẹn.

Chẳng hạn, Lodge cho biết, cá chép châu Á từ lâu đã là một loài xâm lấn trong hệ thống kênh của Chicago. “Tất cả những gì chúng tôi có thể nói là “Vâng, có loài cá Chép châu Á ở đây”, ông nói. “Với sự đột phá về công nghệ này, chúng ta đang tiến gần hơn đến việc học hỏi có bao nhiêu - dựa trên sự khác biệt di truyền giữa các loài - và thậm chí cả từ nơi chúng sinh sống. Sau đó, các nhà nghiên cứu có thể đánh giá tình huống nguy hiểm và hỏi “Liệu chúng ta có thể ngăn chặn nguồn cá xâm lấn này?”.

Ông Deiner nói: “Nếu chúng ta phát hiện một cuộc xâm lấn sớm, chúng ta có thể diệt trừ được quần thể xâm lấn và ngăn chặn cuộc xâm lấn tiếp tục”.

HNN (Theo laboratoryequipment.com)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác