EU đặt hạn ngạch khai thác cho khu vực biển Baltic (11-12-2020)

Cuộc tranh luận gay gắt thường liên quan đến hạn ngạch đánh bắt thủy sản ở Biển Baltic hiện đã kết thúc, dẫn đến sự chấp nhận thực hiện theo khuyến nghị của Hội đồng khám phá biển quốc tế (ICES) nhưng vẫn còn một số lo ngại lớn liên quan đến cá tuyết Đông Baltic và cá trích ở phía Tây. Giới hạn đánh bắt TAC cho 8 trong số 10 đối tượng thủy sản đang thực hiện theo khuyến nghị của ICES. Tuy nhiên, việc quản lý dựa trên hệ sinh thái và nguyên tắc phòng ngừa suy kiệt nguồn lợi thủy sản vẫn chưa được nhấn mạnh.
EU đặt hạn ngạch khai thác cho khu vực biển Baltic

Cá tuyết phía Đông và phía Tây biển Baltic

Đối với cá tuyết Đông Baltic đang bị đe dọa cao thì hạn ngạch cho phép là 595 tấn, vượt quá khuyến cáo của ICES là không đánh bắt loài cá này, nhưng đã giảm đáng kể so với những năm trước. Có lý do để lo lắng về tính chính xác giữa việc báo cáo đánh bắt và việc tuân thủ thực tế nghĩa vụ đánh bắt. Không cho phép khai thác cá tuyết với độ lệch chuẩn SD 24-32 (the standard deviation), ngoại trừ các tàu có chiều dài không quá 12 mét sử dụng ngư cụ thụ động, đánh bắt ở độ sâu dưới 20 mét với độ lệch chuẩn SD 24.

Hạn ngạch cá tuyết Tây Baltic đã được tăng 5% so với năm trước thay vì mức giảm 11% do Ủy ban châu Âu đề xuất, nhưng giới hạn đánh bắt TAC (Total Allowable Catch) vẫn nằm trong phạm vi khoa học theo Hội đồng khám phá biển quốc tế (ICES). Việc nguồn lợi thủy sản kém phục hồi là một tín hiệu cảnh báo mạnh mẽ mà lẽ ra phải được chú ý nhiều hơn trong quyết định này. Một số khu vực bị đóng cửa trong mùa sinh sản đã được đồng ý với các mức về độ lệch chuẩn như sau: SD 22–23 (từ ngày 1 tháng 2 đến ngày 31 tháng 3), SD 24 (từ ngày 15 tháng 5 đến ngày 15 tháng 8) và SD 25–26 (từ ngày 1 tháng 5 đến ngày 31 tháng 8). Đặc biệt, trong thời gian đóng cửa cho mùa sinh sản, chỉ cho phép các tàu đánh bắt cá có chiều dài không quá 12 mét, sử dụng ngư cụ thụ động, ở độ sâu dưới 20 mét. Việc đóng cửa với độ lệch chuẩn SD 24 đã được kéo dài thêm một tháng so với năm ngoái nhưng vẫn ngắn hơn so với đề xuất từ ​​Ủy ban châu Âu. Rõ ràng, có một thỏa hiệp trong ngành khai thác thủy sản đã được thực hiện. Đối với những người câu cá, giới hạn số lượng cá câu được (như quy định của năm ngoái) tới nay vẫn còn hiệu lực: giới hạn 5 con cá tuyết/ngày (trong quãng thời gian từ tháng 4 năm trước đến tháng 1 năm sau) và 2 con cá tuyết/ngày trong quãng thời gian từ tháng 2 năm trước đến tháng 3 năm sau, với độ lệch chuẩn SD 22–24. Không cho phép câu cá giải trí đối với cá tuyết với độ lệch chuẩn SD 25–26.

Cá trích

Mối quan tâm chính về cơ hội đánh bắt thủy sản ở biển Baltic trong năm tới là giới hạn đánh bắt TAC đã được đồng ý áp dụng cho cá trích ở Tây Baltic. Trong năm thứ ba liên tiếp, Hội đồng và Ủy ban châu Âu đã bỏ qua lời khuyên của Hội đồng khám phá biển quốc tế (ICES). Tổng sản lượng cho phép đánh bắt cá trích vẫn được đặt ở mức 1.575 tấn, trong khi ICES đề xuất mức đánh bắt bằng không. Tuy nhiên, đây là mức giảm 50% so với năm ngoái và phù hợp với đề xuất của Ủy ban châu Âu. Trong khi, tổng sản lượng cho phép đánh bắt TAC (Total Allowable Catch) đối với cá trích Bothnian không thay đổi so với năm ngoái và TAC cho cá trích khai thác ở khu vực trung tâm biển Baltic giảm 36%, trái lại mức tăng 15% đã được thống nhất đối với cá trích Riga; Tất cả những giới hạn đánh bắt này đều phù hợp với lời khuyên của Hội đồng khám phá biển quốc tế. Đối với Sprat (một loài cá biển nhỏ ở châu Âu, thuộc họ cá trích, được đánh bắt rộng rãi để làm thực phẩm), hạn ngạch theo lời khuyên của Hội đồng khám phá biển quốc tế (ICES) tăng nhẹ 6%, vượt quá đề xuất từ ​​Ủy ban châu Âu.   

Cá chim

Đối với cá chim, đề xuất của Ủy ban châu Âu và lời khuyên của ICES chính là bản tổng hợp các giới hạn đánh bắt TAC từ năm ngoái. Như vậy là vượt quá mức do Hội đồng châu Âu đề ra, và Hội đồng châu Âu đã và đồng ý về việc tăng 5% hạn ngạch.

Cá hồi

TAC đối với cá hồi trong lưu vực chính tăng 9% theo khuyến nghị của Hội đồng khám phá biển quốc tế (ICES) và đề xuất của Ủy ban châu Âu, mặc dù ICES đã cảnh báo về vấn đề gia tăng đánh bắt các nguồn lợi thủy sản trên biển. Hạn ngạch đối với cá hồi ở Vịnh Phần Lan đã giảm 8%, phù hợp với lời khuyên của ICES nhưng không theo mức giảm 10% do Ủy ban châu Âu đề xuất.

Có thể kết luận rằng 8 trong số 10 đối tượng thủy sản ở biển Baltic đã được áp dụng hạn ngạch đánh bắt tuân theo các lời khuyên của ICES, điều này rất được hoan nghênh nhưng vẫn không đủ để môi trường biển Baltic có thể phục hồi. Theo Ban Thư ký Nghề cá (FishSec), các nguyên tắc quản lý nguồn lợi thủy sản biển Baltic nên được thực hiện theo các cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái.

Ngọc Thúy (theo FishSec)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác