Blockchain có thể cách mạng hoá việc truy xuất nguồn gốc thủy sản (13-03-2018)

Công nghệ cơ bản, được gọi là blockchain, hứa hẹn làm mới lại Internet, tiềm năng đối với ngành thủy sản. Nó có tiềm năng làm cho đánh bắt cá minh bạch hơn và có thể truy xuất được, cho phép người tiêu dùng từ chối mua cá bị đánh bắt trái phép, hoặc cá đánh bắt bằng cách sử dụng lao động nô lệ.
Blockchain có thể cách mạng hoá việc truy xuất nguồn gốc thủy sản
Ảnh minh họa

Blockchain là một cách mới để lưu trữ dữ liệu không dựa vào cơ sở dữ liệu tập trung hoặc các máy chủ của một công ty hoặc tổ chức. Thay vào đó, công nghệ blockchain cho phép một mạng máy tính lưu trữ thông tin trong một sổ cái phân phối mà không thể giả mạo. Bất cứ ai cũng có thể xem sổ cái bất cứ lúc nào, trong khi mạng phải chấp nhận mỗi thay đổi, ngăn ngừa việc giả mạo.

Candice Visser, Ph.D. tại Trung tâm Quốc gia Úc về Tài nguyên và An ninh Biển ở Đại học Wollongong, nói với SeafoodSource: “Một khi thông tin đã được tải lên blockchain, nó có thể được tất cả mọi người nhìn thấy và không thể thay đổi bởi bất kỳ một bên nào. Có tiềm năng lớn đối với blockchain để cải thiện tính minh bạch trong chuỗi cung ứng, nhưng nó chỉ là một phần của giải pháp”.

Một số tổ chức đã đưa ra các dự án thử nghiệm để theo dõi các sản phẩm thủy sản sử dụng công nghệ blockchain.

Quỹ Bảo vệ Động vật hoang dã Thế giới đã bắt đầu một dự án do Quỹ Gordon và Betty Moore tài trợ để theo dõi cá ngừ tươi và đông lạnh ở Tây và Trung Thái Bình Dương. Dự án dựa trên blockchain mới này cho phép ngư dân đăng ký đánh bắt trên internet sử dụng các thẻ điện tử có thể quét được. Một số con cá đầu tiên được theo dõi trong dự án đã được xuất khẩu vào tháng Hai.

Mục đích cuối cùng là tạo ra một hệ thống mà người tiêu dùng có thể xem câu chuyện về nơi nào và một con cá được đánh bắt như thế nào bằng cách quét bao bì bằng điện thoại thông minh. WWF đang đàm phán với một số đối tác bán lẻ và có kế hoạch mở rộng chương trình tới các nghề cá Thái Bình Dương khác. Việc ghi lại các giao dịch lâu dài không thể thay đổi, cung cấp sự minh bạch và tính toàn vẹn tối đa cho dữ liệu.

Alfred Bubba, Cook, Giám đốc chương trình Cá ngừ Tây và Trung Thái Bình Dương của WWF tại New Zealand nói với SeafoodSource: “Mọi người dùng đều có thể chắc chắn rằng dữ liệu họ truy xuất không bị hỏng và không bị thay đổi kể từ thời điểm nó được ghi lại”.

Cook cho biết: Chỉ riêng Blockchain sẽ không ngăn chặn được việc đánh bắt cá bất hợp pháp, nhưng “lần đầu tiên, nó sẽ làm cho sự sai trái đó cuối cùng có thể phát hiện và hành động xử lý được, đó là một sự cải tiến lớn đối với các hệ thống hiện có, cho phép việc từ chối một cách hợp lý”.

Công nghệ Blockchain cũng cho phép thực hiện các Hợp đồng Thông minh, có thể tiết kiệm đáng kể thời gian và tiền bạc. Trong một ví dụ gần đây, ngân hàng khổng lồ BBVA của Tây Ban Nha đã chi trả 25 tấn cá ngừ bằng cách sử dụng blockchain, hoàn thành giao dịch trong 2,5 giờ thay vì 7 đến 10 ngày bình thường.

Ông Cook cho biết: “Thời gian là tiền bạc. Không có thêm nhiều chuyến hàng bị mất tại bến cảng vì hư hỏng vì các thỏa thuận không được thực hiện kịp thời và không cần phải ký tên trên giấy thông qua luật sư vì các Hợp đồng thông minh sẽ được thỏa thuận trước”.

Một tổ chức khác được gọi là Earth Twine cùng với các đối tác công nghệ đã tạo ra một nền tảng dựa trên blockchain để theo dõi thủy sản.

Nancy O'Mallon, người sáng lập Earth Twine, nói với SeafoodSource: “Hệ thống của chúng tôi cung cấp sự minh bạch hoàn toàn và có thể khẳng định và xác nhận ai, cái gì, khi nào, đâu, và cách thủy sản được chế biến và chuyển tải. Sự minh bạch thực sự này cho phép người tiêu dùng theo dõi sản phẩm từ nguồn gốc của nó”.

Visser cho biết các cải tiến phần mềm cũng như các thẻ và cảm biến tốt hơn có thể cần phải được phát triển để theo dõi sản phẩm theo blockchain để có thể thực sự hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Và trong khi con người không cần thiết để duy trì cơ sở dữ liệu, nó vẫn cần phải được xác định ai sẽ chịu chi phí để duy trì hệ thống.

Visser cho biết chỉ riêng blockchain sẽ không giải quyết vấn đề của cá bất hợp pháp và dán nhãn sai. Các chương trình chứng nhận hiệu quả là cần thiết để đảm bảo rằng mỗi tổ chức tham gia tuân thủ các quy tắc, và các cảm biến và các thiết bị theo dõi phải được gắn với cá. Người tiêu dùng cũng cần phải được truyền thông về lý do tại sao tính minh bạch và tính bền vững lại quan trọng.

Visser cho biết: “Blockchain cũng cần phải được sử dụng hợp lý - một kế hoạch cần được hỗ trợ bởi các quy định, chứng nhận và các cơ chế giám sát”.

HNN (Theo seafoodsource)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác