Đội tàu cá ngừ của Ecuador đặt mục tiêu đạt chứng nhận MSC vào năm 2020 (08-01-2018)

Theo Undercurrent News, Tập đoàn Bảo tồn Cá ngừ (Tunacons), bao gồm các công ty cá ngừ đại dương Ecuador là Negocios Industriales Real (Nirsa), Eurofish, Jadran Group, Servigroup và công ty Tri-Marine International của Hoa Kỳ, đang trong tiến trình đạt được chứng nhận MSC (Marine Stewardship Council – Hội đồng Quản lý Biển) vào năm 2020.
Đội tàu cá ngừ của Ecuador đặt mục tiêu đạt chứng nhận MSC vào năm 2020
Ảnh minh họa

Năm công ty khai thác cá ngừ đại dương – vận hành 40 tàu chiếm 25% đội tàu hoạt động trong khu vực - đang tiến hành dự án cải thiện nghề cá (FIP) với mục tiêu đạt chứng nhận MSC đối với cá ngừ đánh bắt ở Đông Thái Bình Dương. Các công ty này dự định bắt đầu quá trình đạt chứng nhận MSC vào năm 2019 và đạt được chứng nhận này vào năm 2020.

Tunacons cho biết FIP ​​của Tunacon đã được đánh giá một cách thỏa đáng sau một năm kể từ khi chuyên gia tư vấn Luis Ambrosio bắt đầu thực hiện, đây là người có kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực này.

 Theo Tunacons, Ambrosio đã phân tích tình trạng của các hành động được thực hiện cho mỗi nguyên tắc yêu cầu của chứng nhận MSC, kết luận rằng FIP của Ecuador đang tiến triển “tích cực” và các hành động dự kiến ​​cho năm 2018 sẽ được dự án đưa ra.

Các hoạt động này bao gồm việc xây dựng một dự án thí điểm để thực hiện một hệ thống các giới hạn đánh bắt cá riêng lẻ cho mỗi tàu với mục tiêu giảm tỷ lệ chết của cá ngừ nhỏ.

Thách thức lớn nhất đã được xác định trong quá trình đánh giá của Ambrosio là việc quản lý các thiết bị dẫn dụ cá (FADs).

Ở Đông Thái Bình Dương, việc sử dụng các bộ ngư cụ nổi - bao gồm FADs - chiếm 69% trong đánh bắt cá ngừ. Theo Tunacons, điều này tạo ra áp lực cho việc phát triển các chiến lược để tránh việc đánh bắt các loài không phải là mục tiêu.

Tunacons đang đầu tư nghiên cứu các FAD không làm các loài khác bị vướng vào bằng các vật mẫu và thử nghiệm với các vật liệu khác nhau trong các lồng và dưới biển để kiểm tra độ bền của chúng trong hệ sinh thái mặn.

Trên cơ sở nghiên cứu về FADs không làm các loài khác bị vướng vào, Hiệp hội cũng nhằm mục đích góp phần cải thiện các chiến lược quản lý FAD.

Tunacons cho biết các mục tiêu khác là tăng cường hiểu biết về các thiết bị này đối với các đặc tính kỹ thuật và ảnh hưởng có thể có đối với hệ sinh thái cũng như thiết lập các cơ chế để trao đổi thông tin giữa các nhà khai thác, các nhà khoa học và các cơ quan chính quyền về FADs.

Hiệp hội cũng đang thảo luận về việc thiết lập đào tạo cho các quan sát viên trên tàu.

Tunacons cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển các hoạt động nhằm tăng cường tính bền vững của sinh vật biển để “tối ưu hóa các nguồn lực và đạt được các phản ứng hiệu quả hơn” cũng như tuân thủ các nghị quyết của Ủy ban Cá ngừ Nhiệt đới Quốc tế Liên Mỹ.

HNN (Theo undercurrentnews)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác