Các đại dương trên thế giới trong tình trạng bất ổn nghiêm trọng (16-10-2017)

Các số liệu thống kê rõ ràng đã nói lên điều này. Với mức tiêu thụ hiện tại, số lượng mảnh vụn nhựa sẽ lớn hơn các loài thủy sản ở các đại dương trên thế giới vào năm 2050.
Các đại dương trên thế giới trong tình trạng bất ổn nghiêm trọng
Ảnh minh họa

Hơn 90% nguồn lợi thủy sản ở Địa Trung Hải bị khai thác quá mức và lượng carbon dioxide mà con người sẽ thải vào không khí vào năm 2100 có thể là đủ để gây ra một sự tuyệt chủng hàng loạt lần thứ sáu. Thêm vào đó, nhiệt độ Trái đất tiếp tục tăng, và hơn 90% lượng nhiệt thừa do khí thải nhà kính đang được hấp thu vào các đại dương bao phủ 2/3 bề mặt của hành tinh. Theo Martin Banks, điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến tăng nhiệt độ đại dương, dẫn tới các mối đe dọa khác đối với các môi trường sống của các loại thủy sản, như sự axit hóa và khử oxy.

Theo Ông Philip Stephenson, một nhà kinh doanh và nhà từ thiện người Mỹ điều hành Quỹ Philip Stephenson, “sự kết hợp của ô nhiễm ven biển, quá trình lắng đọng trầm tích, dịch bệnh, đánh bắt quá mức và đại dương ấm lên” đã làm các rạn san hô đặc biệt bị đe doạ. Ví dụ ở Caribê, nơi Tổ chức của ông hiện đang làm việc để khôi phục loài động vật không xương sống mỏng manh ở biển, “tỷ lệ san hô sống đã giảm 50% trong 4 thập kỷ qua”.

Tin tốt lành là các đại dương của thế giới cuối cùng cũng nhận được sự quan tâm. Theo Tiến sĩ Owen Day, nhà sinh học biển và là người sáng lập CLEAR Caribbean, người đang làm việc với Quỹ Philip Stephenson về khôi phục lại san hô, Liên minh Châu Âu có vai trò “then chốt” trong việc bảo vệ các đại dương, “đặc biệt là kể từ khi Hoa Kỳ rút ra khỏi Hiệp định Paris”. Và EU dường như thực sự quan tâm đến việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước mặn của thế giới.

Ông Stephenson đồng ý với đánh giá này: “Mặc dù có nhiều vấn đề liên quan đến Chính sách Thuỷ sản Chung được sử dụng trong quản lý thủy sản của châu Âu, trong những năm gần đây khu vực này đã có những tiến bộ như lệnh cấm việc loại bỏ thủy sản đánh bắt và các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn đối với cá tuyết Biển Bắc, nguồn lợi hiện đang hồi phục nhanh chóng”.

Đầu năm nay, Ủy ban đã thông báo kế hoạch dành hơn 550 triệu Euro để bảo vệ sức khoẻ của các đại dương, tài trợ cho hơn 30 sáng kiến ​​bao gồm các nỗ lực chống lại nạn cướp biển và đánh bắt bất hợp pháp, một hệ thống giám sát vệ tinh và một chiến lược về nhựa mới cho khối. Giám đốc đối ngoại của EU, Bà Federica Mogherini cho biết bà hy vọng rằng các nước khác sẽ hỗ trợ và tăng tổng kinh phí lên hơn 1 tỷ Euro.

Nhưng EU không nên dựa vào các thành công của mình, đặc biệt là với một Tổng thống hoài nghi với khí hậu ở Nhà Trắng. Như ngày Tiến sỹ Day nói với EUReporter: “EU và các nước thành viên cần tăng cường quyết tâm thực hiện các biện pháp giảm nhẹ để giữ nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 1,5 độ C. Nhiều nước châu Âu đang hỗ trợ các hoạt động quản lý biển trên toàn thế giới, như thành lập các khu bảo tồn biển (MPA) xung quanh các vùng lãnh thổ ở nước ngoài của châu Âu. Ông cho biết viện trợ của châu Âu đang hỗ trợ các chương trình phát triển và thích ứng trong quản lý thủy sản và bờ biển.

 

“Nhưng”, ông cảnh báo, “còn nhiều điều nữa cần phải thực hiện. Thông qua kinh nghiệm trong các vấn đề biển, EU nên là một chất xúc tác quan trọng cho một thỏa thuận toàn cầu mới về quản lý và bảo vệ các vùng biển khơi. Ngoài các vùng biển của mình, EU cũng nên góp phần hạn chế đánh bắt cá IUU và các hành động bất chính khác xảy ra trên đại dương và làm hỏng các môi trường biển”.

Về các mối đe dọa cụ thể đối với các đại dương, Tiến sĩ Day ghi nhận rằng ô nhiễm biển là “vấn đề khổng lồ” ở phần lớn đại dương, “và các tác động rất lớn”, đặc biệt là khi kết hợp với hoạt động của con người. Việc các vùng ven biển tràn đầy các chất dinh dưỡng (nitrat, nitrit, amoni, phosphat - còn gọi là sự sự phú dưỡng) từ nước thải và phân bón, đang tạo ra các vùng chết lớn trên đáy biển, nơi ôxy bị cạn kiệt. Số lượng và kích thước của những khu vực chết này đang ngày càng gia tăng và các vụ thủy sản bị chết với số lượng lớn đang được ghi nhận ở nhiều nơi”.

Ông cho biết tăng lượng ô nhiễm nước thải ở các khu vực ven biển cũng là một mối đe dọa đối với sức khoẻ con người.

“Việc xả nước thải ngày càng tăng từ tàu thuyền ghé thăm các khu bảo tồn biển hoặc các điểm nóng du lịch đang ngày càng trở nên đáng lo ngại đến cả sức khoẻ của con người và các hệ sinh thái biển yếu ớt”.

Stephenson nói rằng cần phải có hành động ở cấp độ quốc tế, bao gồm cả EU, bởi vì các rạn san hô đang bị đe doạ bởi sự kết hợp của ô nhiễm ven biển, trầm tích, dịch bệnh, đánh bắt quá mức và sự nóng lên của đại dương.

Rủi ro quân sự và an ninh quốc tế cũng làm gia tăng những áp lực này và mở rộng ra ngoài các vùng kinh tế độc quyền của mỗi quốc gia. “Như vậy”, Stephenson nói, “các vùng biển khơi vẫn là vùng lãnh thổ chủ yếu không được kiểm soát, do các nhà khai thác phi đạo đức tiến hành đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo và không được kiểm soát (IUU) ở quy mô công nghiệp”.

Stephenson, người quan tâm đến các tài nguyên biển trên thế giới, đã kêu gọi các chính phủ “tìm ra cách để thực hiện nhiều hành động hơn trong việc điều tiết các ngành công nghiệp của mình và bảo vệ các hệ sinh thái biển yếu đuối, đồng thời chống lại các hoạt động tội phạm đang diễn ra trên biển”. Nếu không”, ông cảnh báo “Hậu quả của việc không cắt giảm ô nhiễm biển sẽ là cả về sinh thái và kinh tế. Ô nhiễm có thể giảm đáng kể chức năng của các hệ sinh thái ven biển và dẫn đến giảm lợi ích kinh tế trong ngành thủy sản, du lịch và bảo vệ bờ biển. Các rạn san hô khỏe mạnh rất có giá trị bảo vệ bờ biển tự nhiên, và rạn san hô mất đi thường gây ra xói mòn bờ biển nhanh chóng, với việc mất đi các bãi biển và cơ sở hạ tầng ven biển. Hơn 80% các bãi biển Caribê đang bị ăn mòn nhanh chóng do sự kết hợp giữa việc mất rạn san hô và nước biển dâng”.

Lý tưởng nhất là điều này có thể được thực hiện thông qua Liên Hợp Quốc và/hoặc sử dụng các cơ chế song phương khác.

HNN (Theo eureporter)

 

Ý kiến bạn đọc

Tin khác