Biến đổi khí hậu thu hút mực ống, cá cơm và cá ngừ vào vùng biển của nước Anh (17-08-2017)

Theo một báo cáo mới, mực ống và cá cơm - mà người Anh thường ăn khi đi du lịch nước ngoài - đang bị thu hút vào các vùng biển nước Anh với số lượng lớn do biến đổi khí hậu, và nguồn lợi cá ngừ vây xanh bị mất trong thời gian dài cũng đang quay trở lại vùng biển của quốc gia này.  
Biến đổi khí hậu thu hút mực ống, cá cơm và cá ngừ vào vùng biển của nước Anh
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, tình trạng ấm lên toàn cầu đang gây hại cho các loài chim biển, như chim hải âu cổ rụt (puffins),  chim hải âu fulmar, chim nhạn (terns) và chim cộc (razorbills) vì các loài cá là thức ăn của chúng lại đang di chuyển lên phía bắc hoặc đến vùng biển sâu hơn do nước ấm lên. Phân tích sự ảnh hưởng của khí hậu đối với các vùng biển của Vương quốc Anh, dựa trên nghiên cứu của 400 nhà khoa học, đã phát hiện thấy sự gia tăng đều đặn của nhiệt độ nước.

Phân tích cũng cho thấy mực nước biển có xu hướng tăng rõ rệt, dẫn đến các đợt nước lớn thường xuyên xảy ra. Dự báo và các biện pháp phòng vệ được cải tiến đã ngăn ngừa sự gia tăng lũ lụt ở vùng bờ biển, nhưng báo cáo này cảnh báo mực nước biển dâng ở Anh có thể xảy ra nhanh hơn.

Báo cáo cho biết, trước đây mực ống chỉ thỉnh thoảng được bắt gặp ở vùng biển Bắc nhưng giờ đã tăng “đột ngột” với hàng ngàn tấn được khai thác mỗi năm và phần lớn được xuất khẩu.        

Tiến sĩ Matthew Frost, Trưởng nhóm công tác đã xây dựng báo cáo cho Tổ chức đánh giá tác động của biến đổi khí hậu biển Vương quốc Anh (MCCIP), cho biết: “Sự khác biệt hiện nay là nghề lưới kéo được thực hiện vào mùa hè – đó là một sự thay đổi rõ ràng”. Ông cho rằng các tàu thuyền khai thác nhanh chóng phát hiện ra các nguồn lợi hải sản mới: “Nếu có gì đó xảy ra, họ phát hiện ra rất nhanh”.

Các loài cá cơm cũng di chuyển theo hướng lên phía bắc. Tiến sĩ Frost cho biết: “Hiện tại các bạn có nghề cá cơm, nghề này có mối liên hệ rõ ràng với biến đổi khí hậu – đó là những gì mà khoa học đang trình bày”.

          Theo Tiến sĩ Frost, cá cơm đến từ vịnh Biscay, nơi có nghề cá của Tây Ban Nha và Pháp hoạt động và sự thay đổi này có thể có những ảnh hưởng chính trị, đặc biệt là sau sự kiện Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) khi nước Anh lấy lại quyền kiểm soát lãnh hải của mình. “Sự thay đổi này dẫn đến những hàm ý chính trị xung quanh việc các nước được phép đánh bắt những loài nào và hạn ngạch đánh bắt bao nhiêu, vì thế đây là một sự phát triển quan trọng”.

Cá ngừ vây xanh là loài phổ biến ở vùng biển nước Anh trước chiến tranh thế giới thứ 2, những con cá lớn này là đối tượng khai thác được ưa chuộng của các ngư dân trong ‘trò chơi lớn’. Trong vài thập niên sau, cá thu và cá trích là thức ăn của cá ngừ vây xanh đã không còn thấy sự xuất hiện của loài cá lớn này.

          Nhưng sự chuyển đổi của các quần thể cá thu, cá trích và các vùng nước ấm đã thấy sự trở lại của cá ngừ. Theo Tiến sĩ Frost, “Sự xuất hiện của cá ngừ ngày càng thường xuyên hơn” với những đàn lớn được bắt gặp ở ngoài khơi tây nam nước Anh trong năm 2015 và 2016.

          Báo cáo này là thông tin cập nhật cho phân tích đầu tiên của MCCIP năm 2006. Vào thời gian đó, cá vược (sea bass) trở nên phổ biến vì nhiệt độ nước biển tăng, nhưng nó không được xác định là sản lượng quan trọng vì bị khai thác quá mức, ông Frost nói: “Cá vược là một loài cá rất được ưa thích”.

          Tuy nhiên, vì các loài cá phù hợp với vùng nước ấm hơn di chuyển theo hướng bắc vào vùng biển nước Anh, cá nước lạnh tìm vùng biển lạnh hơn đang di chuyển ra khỏi vùng biển nước Anh, trong đó có cá tuyết. Sự suy giảm đáng kể trong khai thác hải sản đã nhìn thấy nguồn lợi của cá tuyết biển Bắc phục hồi đến mức bền vững từ sự suy kiệt nguồn lợi gần nhất năm 2006 , nhưng sự phục hồi của loài này có thể thậm chí còn lớn hơn nếu không có sự ấm lên của nước biển.

          Mỗi thập kỷ các vùng biển của Anh lại nóng lên khoảng 0,5độ C. Tiến sĩ Frost nói: “Điều đó có vẻ không nhiều lắm với chúng ta nhưng nó thực sự quan trọng về mặt sinh học và sinh thái”. Một phần lý do là nhiệt độ tăng cao tạo ra một đường cơ sở cao hơn, gây ra các đợt nóng thậm chí cực nóng.

          Nhiều loài chim biển ở nước Anh đang phải vật lộn để đối phó với biến đổi khí hậu, các loài chim như chim hải âu cổ rụt Đại Tây Dương (Atlantic puffins),  chim hải âu fulmar, mòng biển chân đen và các loài chim nhạn đều đang gặp khó khăn hơn khi tìm kiếm cá làm thức ăn. Các trận bão lớn vào mùa hè cũng gây ảnh hưởng, đặc biệt đối với các loài chim cộc, tổ của chúng có thể bị phá hủy và chim con bị chết thường xuyên hơn.

          Báo cáo cũng dự đoán rằng, trong thế kỷ tới một số loài như mòng biển lớn, mòng biển Bắc cực và chim báo bão có thể trở nên rất hiếm hoặc thậm chí tuyệt chủng ở Anh.

          Ông David Attenborough ca ngợi phạm vi nghiên cứu của báo cáo mới này “Sự lo ngại về tình trạng của biển đã làm cho biển được nghiên cứu tập trung hơn và bao quát hơn bao giờ hết. Biển chưa bao giờ quan trọng đến như vậy”.

          Những thay đổi vật lý khác được xem xét trong báo cáo này bao gồm tần suất mực nước cực đại. Báo cáo phát hiện thấy thủy triều cao hơn 5,75m tại một điểm tham khảo ở Newlyn, Cornwall trong gần 60 giờ vào năm 2015. Ngược lại, mực nước đó chưa bao giờ đạt đến trong hơn 30 giờ một năm từ năm 1915 đến năm 1985.

          Báo cáo cho biết, sức mạnh của Gulf Stream, dòng hải lưu ấm từ xích đạo lên Đại Tây Dương là yếu tố chính trong khí hậu ôn hòa của Anh, đang dần suy yếu. Nhưng sự suy yếu của dòng hải lưu này, sẽ đẩy nước Anh vào chế độ khí hậu lạnh hơn, có thể không xảy ra ở thế kỷ này.       

          Các nhà khoa học cũng báo cáo về sự gia tăng axit hóa đại dương, do lượng khí cacbon điôxít tăng lên trong khí quyển và được nước biển hấp thụ. Điều này có thể làm hại khả năng tạo vỏ của các loài động vật biển nhưng mức CO2 cao hơn sẽ có lợi cho các loài rong biển và cỏ biển.    

          Nhìn chung, tác động của biến đổi khí hậu đến các vùng biển của Anh là một sự kết hợp, Tiến sĩ Frost nói: “Một số điều có lợi – ví dụ điển hình là nghề cá mới, và thậm chí có thể làm gia tăng mức độ đa dạng sinh học trong một số trường hợp. Nhưng tất nhiên, ảnh hưởng này là sự gia tăng tần suất các cơn bão lớn và khả  năng lũ lụt”.

          Tiến sĩ Frost cho biết “Những gì nổi bất trong báo cáo này là chúng tôi đã không sai” trong các các bản dự báo vào năm 2006. “Những gì các nhà khoa học đã nói rồi sẽ xảy ra”.

Vũ Hậu (theo The Guardian)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác