Greenpeace cảnh báo một phần ba số lượng thủy sản đánh bắt từ Trung Quốc là “cá tạp” (01-08-2017)

Cuộc điều tra của Greenpeace tại khu vực Đông Á cho thấy khoảng 4 triệu tấn thủy sản tương đương với gần 1/3 tổng sản lượng thủy sản đánh bắt nội địa hàng năm của Trung Quốc là “cá tạp”.
Greenpeace cảnh báo một phần ba số lượng thủy sản đánh bắt từ Trung Quốc là “cá tạp”
Ảnh minh họa

Theo các nhà nghiên cứu thuộc tổ chức phi chính phủ này, đối với các tàu đánh cá bằng lưới kéo của Trung Quốc, chiếm khoảng một nửa tổng sản lượng đánh bắt của Trung Quốc, tỷ lệ cá tạp tăng lên tới 50% sản lượng đánh bắt, các nhà nghiên cứu cho biết việc đánh bắt cá tạp ở quy mô này đang gây áp lực lên Trung Quốc, nước vốn đã khai thác quá mức nguồn tài nguyên thủy sản và gây thiệt hại thêm cho hệ sinh thái vốn đã trong tình trạng căng thẳng.

Mặc dù số lượng quá nhỏ đối với lượng thủy sản tiêu dùng cho con người, việc đánh bắt cá tạp ngày càng tăng do nhu cầu từ ngành nuôi trồng thủy sản đang bùng nổ ở Trung Quốc, ngành chế biến cá tạp thành thức ăn cho thủy sản nuôi.

Rashid Kang, nhà chiến dịch đại dương cao cấp thuộc Greenpeace Đông Á cảnh báo: “Trong khoảng 50 năm, đánh bắt thủy sản trong nước của Trung Quốc đã xuống cấp từ những loại thủy sản trưởng thành và thủy sản to với khối lượng thấp, giá trị cao thành thủy sản con và nhỏ với khối lượng lớn, giá trị thấp. Đây là một trường hợp cổ điển về sự suy giảm khai thác thủy sản trên mạng lưới thức ăn và nó đơn giản là không bền vững. Với sự xuất hiện của một thị trường lớn thức ăn cho thủy sản nuôi làm từ cá tạp, điều cấp bách là chính phủ phải điều chỉnh các loại hình đánh bắt này tốt hơn, trước khi quá muộn cho hệ sinh thái đại dương ở Trung Quốc”.

Nhà chiến dịch này giải thích rằng trong một ngành đánh bắt hải sản lành mạnh và bền vững, các loài thủy sản nên được trưởng thành trước khi bị đánh bắt, nếu không chúng không thể sinh sản và nhanh chóng đạt đến điểm sụp đổ của các nguồn lợi thủy sản.

Điều tra của Greenpeace cho thấy 44% các loài thủy sản từ tổng số 218 loài trong 80 mẫu thủy sản tạp lấy từ 22 cảng dọc theo bờ biển Trung Quốc là thủy sản ăn được và có giá trị kinh tế, trong đó 75% thủy sản là thủy sản non.

Phát hiện này cho thấy ngành đánh bắt thủy sản đang gia tăng áp lực đối với các loài có giá trị nhất đối với an toàn thực phẩm của Trung Quốc và lợi nhuận của ngành đang gặp khó khăn.

Vào năm 2014, ngành nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc tiêu thụ 7,2 triệu tấn thủy sản tự nhiên đánh bắt trong nước làm thức ăn cho thủy sản nuôi, con số này lớn hơn tổng sản lượng đánh bắt hàng năm của Inđônêxia. Thêm 5,1 triệu tấn thức ăn cho thủy sản nuôi có nguồn gốc từ bên ngoài Trung Quốc. Ngành nuôi trồng thủy sản nước này đã tăng 10 lần từ năm 1986 đến năm 2015 và hiện chiếm hơn 60% tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản toàn cầu.

Giáo sư Yvonne Sadovy de Mitcheson, Viện Khoa học Biển, Đại học Hồng Kông, và là cố vấn cho báo cáo của Greenpeace nhấn mạnh: “Cách thức tốt nhất để phát triển vai trò của nghề nuôi trồng thủy sản như là một đóng góp cho an ninh lương thực và cách thức tốt nhất để sử dụng “thức ăn” hay “cá tạp” và động vật không xương sống chỉ có thể được xác định bằng cách hiểu rõ hơn về khối lượng thủy sản liên quan và ý nghĩa của việc sử dụng chúng cho sức khoẻ tương lai của các hệ sinh thái biển. Với tầm quan trọng lớn của Trung Quốc trên toàn cầu cả là người tiêu dùng thủy sản và là một quốc gia nuôi trồng sản, vấn đề này là vô cùng quan trọng và đáng quan tâm”.

Theo quan điểm của bà, bây giờ là cơ hội cho đất nước Trung Quốc trở thành nước dẫn đầu trong sản xuất thủy sản bền vững nếu nó có thể tìm và duy trì sự cân bằng hợp lý giữa tiêu dùng của con người và sức khoẻ của hệ sinh thái biển.

Xét về tổng thể, để giải quyết vấn đề khai thác quá mức nguồn thủy sản tạp, Greenpeace Đông Á khuyến cáo rằng số lượng thủy sản tạp bị đánh bắt phải giảm thông qua việc tăng cường các quy định về kích thước mắt lưới, ngư cụ, kích cỡ thủy sản và việc sử dụng hệ thống hạn ngạch .

Cuối cùng, tổ chức phi chính phủ này cho rằng một điều cũng rất quan trọng là phát triển thêm các khu bảo tồn biển, trong đó thủy sản non có thể dễ dàng trưởng thành và khuyến nghị chính phủ đưa ra các yêu cầu nghiêm ngặt về tính bền vững của thức ăn cho thủy sản nuôi.

HNN (Theo fis.com)

 

Ý kiến bạn đọc

Tin khác