Sáng kiến SFP nhằm đạt được 75% thủy sản bền vững trên toàn cầu (09-06-2017)

Ngày 5/6/2017, tại Hội nghị thượng đỉnh Thủy sản SeaWeb ở Seattle, Washington, Hoa Kỳ, Cơ quan Đối tác thủy sản bền vững (SFP) đã công bố khởi động một sáng kiến ​​nhằm đạt được mục tiêu 75% thủy sản thế giới có nguồn gốc bền vững hoặc cải thiện hướng tới tính bền vững vào năm 2020.
Sáng kiến SFP nhằm đạt được 75% thủy sản bền vững trên toàn cầu
Ảnh minh họa

Trong thông báo khởi động tại Hội nghị thượng đỉnh, SFP, một tổ chức phi lợi nhuận giảm thiểu các tác động môi trường và xã hội của khai thác thủy sản và nuôi trồng thủy sản, đã kêu gọi ngành thủy sản nói chung xem xét các dự án cải tiến ngành thủy sản và các hợp tác tiền cạnh tranh để giúp đạt được mục tiêu .

SFP cho biết: “Mặc dù mục tiêu 75% thủy sản bền vững trên toàn cầu (Mục tiêu 75) dường như đầy tham vọng nhưng sáng kiến ​​của chúng tôi chỉ kêu gọi các đối tác và nhà cung cấp của chúng tôi tiếp tục các hoạt động đang được tiến hành, và kêu gọi một số người khác cùng tham gia. Nếu các công ty chuẩn bị để đánh giá chuỗi cung ứng của họ, xác định khu vực đánh bắt và nuôi trồng thủy sản cần cải thiện và huy động các nhà cung cấp của họ khởi động các dự án cải thiện thủy sản nuôi trồng thủy sản (FIPs và AIPs), mục tiêu này sẽ có thể đạt được”.

Bill DiMento, Phó chủ tịch đảm bảo chất lượng , các sáng kiến ​​về sự bền vững và các vấn đề của Chính phủ của High Liner Foods cho biết công ty của ông “rất ủng hộ mục tiêu này và sẽ hỗ trợ nỗ lực này”. Ông cho biết: “Việc thiết lập các mục tiêu như thế này chắc chắn là tham vọng nhưng cần thiết để tạo ra tốc độ phát triển cho phần còn lại của thế giới”.

SFP cho biết họ sẽ sử dụng chứng nhận của Hội đồng Quản lý Biển (MSC) hoặc đánh giá “Xanh” từ Chương trình Giám sát Hải sản của Monterey Bay Aquarium nhằm xác định nghề cá là “bền vững”. Để được định nghĩa là “tiến bộ”, một nghề cá phải có mức “C” hoặc cao hơn theo xếp hạng bởi công cụ đánh giá FIP của SFP.

 Brian Perkins, Giám đốc khu vực Bắc Mỹ của Hội đồng quản lý Biển, cho biết tại cuộc họp báo về SeaWeb: “Hai chương trình của chúng tôi bổ sung cho nhau. Chúng tôi có cùng mục đích trong tâm trí, đó là 100% thủy sản bền vững trên toàn thế giới. Và tại MSC, mục tiêu của chúng tôi là 20% nghề cá thế giới tham gia MSC vào năm 2020”.

Perkins cũng cho biết: “Làm việc thông qua FIP và họp bàn tròn là những cách tuyệt vời để các nghề cá đạt đến mức họ có thể chọn chứng chỉ MSC nếu họ muốn”.

Nghề cá được SFP xác định là đã đạt được hoặc đang trên đường đạt được Mục tiêu 75 bao gồm cá ngần, cá ngừ bảo quản, cá ngừ tươi và đông lạnh, tôm, và cá hồi. Việc giảm đánh bắt và nhiều loại cua, bao gồm cua nước lạnh và ghẹ, được coi là cần thực hiện. Ông Jim Cannon, người sáng lập và là Tổng Giám đốc (CEO) của SFP thừa nhận: “Các nghề cá, bao gồm cá chỉ vàng và cá mú, mực cần rất nhiều sự trợ giúp để đạt được mục tiêu”.

Ông cho biết: “Những nghề cá này chủ yếu tập trung vào sản xuất trong nước ở vùng nhiệt đới, có một chặng đường dài để đạt được mục tiêu”. Ông ước tính chỉ có khoảng 10 đến 20% nguồn cung thế giới của các chủng loại này hiện đang được MSC chứng nhận hoặc trong FIP. “Việc đạt được tiến bộ có vẻ khó khăn”.

Ông Cannon cho biết, các quan hệ đối tác, chẳng hạn như Hội đồng Cua thuộc Viện Thủy sản Quốc gia Hoa Kỳ, là những người dẫn đầu trong các lĩnh vực này.

Ông nói: “Mong muốn của tôi là mọi người trên thế giới một ngày nào đó có thể ăn hải sản bền vững chứ không chỉ là một thiểu số nhỏ”.

HNN (Theo seafoodsourse)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác