Khai thác thủy sản có thể dẫn đến thay đổi nhanh chóng ở các quần thể bị đánh bắt (26-05-2017)

Từ quần đàn này đến quần đàn khác, khai thác thủy sản thường đánh bắt những cá thể lớn và có thể dẫn đến những thay đổi nhanh chóng trong các quần thể cá bị đánh bắt. Một nghiên cứu mới của Đại học Turku - Phần Lan, được Viện Hàn lâm Phần Lan tài trợ, cho thấy việc đánh bắt những cá thể lớn nhất của quần thể có thể dẫn đến những thay đổi rất lớn về biểu hiện gen ở một quần thể cá được khai thác thử nghiệm.
Khai thác thủy sản có thể dẫn đến thay đổi nhanh chóng ở các quần thể bị đánh bắt
Ảnh minh họa

Trong suốt 2 thập kỷ vừa qua đã có rất nhiều thảo luận về việc khai thác chọn lọc theo kích thước gây ra những biến đổi di truyền ở các quần thể được khai thác khoảng trong thời gian đó. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng khai thác thủy sản có thể gây ra những thay đổi sự biểu hiện của hàng nghìn gen và những thay đổi này có thể phần nào liên quan đến những thay đổi ở cấp độ ADN.

Nhà nghiên cứu Silva Uusi-Heikkilä của Đại học Turku cho biết “Việc đánh bắt các cá thể lớn nhất của các quần thể được khai thác thử nghiệm đã gây ra những khác biệt về sự biểu hiện của hơn 4000 gen sau 5 thế hệ được khai thác có chọn lọc theo kích cỡ”.

Thử nghiệm khai thác thủy sản được thực hiện với sự hợp tác giữa Đại học Turku và Viện Nghiên cứu Sinh thái nước ngọt và Nghề cá nội địa Leibniz tại Béclin. Đối với 5 thế hệ cá được khai thác, các quần thể cá ngựa vằn (zebrafish) thí nghiệm được đánh bắt theo 2 phương án: đánh bắt những cá thể lớn nhất và đánh bắt các cá thể ngẫu nhiên theo kích thước cơ thể. Sau khi khai thác, các quần thể này được phép phục hồi cho 6 thế hệ tiếp theo.

Bà Uusi-Heikkilä nói “Những thay đổi trong biểu hiện gen giúp cá thích nghi với áp lực chọn lọc khác nhau. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là sau khi phục hồi nguồn lợi, có những khác biệt về mô hình biểu hiện gen của các quần thể cá được khai thác theo 2 phương án trên”.

Cùng với những thay đổi biểu hiện gen, biến dị biểu hiện gen cũng bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác thủy sản: đánh bắt thủy sản làm giảm mức độ biến dị. Sự biến đổi biểu hiện gen có thể quan trọng vì nó giúp cá thích nghi với những thay đổi của môi trường và khí hậu.

Nghiên cứu sinh tiến sĩ Uusi-Heikkilä cho rằng “Sau thời gian phục hồi nguồn lợi, biến đổi biểu hiện gen tăng lên nhưng chỉ xảy ra ở phương án đánh bắt các cá thể ngẫu nhiên. Sự biến đổi này tiếp tục giảm ở quần thể cá có các cá thể lớn nhất bị khai thác”.

Sự biến đổi biểu hiện gen bị giảm do đánh bắt chọn lọc theo kích thước ở các quần thể được khai thác có thể làm chậm quá trình phục hồi nguồn lợi. “Áp lực khai thác trung bình kết hợp với việc bảo vệ các cá thể lớn có thể làm tăng sự phục hồi của các quần thể cá”.

Vũ Hậu (theo sciencedaily)

 

Ý kiến bạn đọc

Tin khác