Năng suất đại dương có nguy cơ suy giảm do khí hậu ấm lên (02-04-2018)

Năng suất đại dương toàn cầu – tảo nở hoa hàng năm và sự dồi dào các loài thân mềm, tôm, nhuyễn thể, mực, cá và các động vật có vú ở biển có thể bị suy giảm trầm trọng vào năm 2300 do biến đổi khí hậu.
Năng suất đại dương có nguy cơ suy giảm do khí hậu ấm lên
Ảnh minh họa

Sản lượng khai thác tại Bắc Đại Tây Dương có thể giảm gần hai phần ba. Sự suy giảm ở Tây Thái Bình Dương có thể là 50%. Năng suất tổng thể của các đại dương sẽ thấp hơn ít nhất 20%.

Sự nóng lên toàn cầu đang làm tan chảy các mũ băng và ngày càng làm cho biển trở nên có tính axit hơn, tạo nên những thay đổi trong sản lượng đánh bắt và gây tổn hại tới các hệ sinh thái của rạn san hô.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất không xem xét hậu quả trực tiếp của quá trình đốt cháy nhiên liệu hoá thạch của con người, mà là những hậu quả lâu dài của việc tăng nhiệt độ hành tinh.

Các nhà khoa học báo cáo trong tạp chí Khoa học rằng ba thế kỷ liên tục tăng mức độ carbon dioxide trong bầu khí quyển của hành tinh, như là kết quả của sự đốt cháy nhiên liệu hoá thạch, có thể làm tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu lên 9,6°C.

Đây là sự ấm lên mười lần đã được quan sát thấy. Nó sẽ thay đổi các mô hình gió, làm tan chảy gần như toàn bộ băng biển và tăng nhiệt độ bề mặt đại dương.

Và với sự gia tăng nhiệt độ này, có sự thay đổi trong sự phát triển của thực vật phù du, mà cuối cùng tất cả các sinh vật ở biển đều phụ thuộc vào. Sẽ có các thay đổi trong lưu thông đại dương lấy chất dinh dưỡng từ bề mặt và lắng đọng chúng trong các vùng nước sâu nhất.

Nước Nam Cực có thể trở nên giàu chất dinh dưỡng hơn. Nhưng dân số thế giới tập trung ở bán cầu bắc. Keith Moore, nhà khoa học về hệ thống trái đất tại Đại học California, Irvine, người chủ trì nghiên cứu cho biết: “Các hệ sinh thái biển ở khắp mọi nơi ở phía bắc sẽ ngày càng bị thiếu dinh dưỡng, dẫn đến sản sinh ít sinh vật phù du, tạo thành nền tảng của chuỗi thức ăn đại dương”.

“Bằng cách xem xét sự suy giảm thức ăn của cá theo thời gian, chúng ta có thể ước tính tổng số thủy sản tiềm năng có thể bị giảm xuống”.

Nghiên cứu này được dựa trên mô phỏng máy tính của một hệ thống đại dương toàn bộ hành tinh trong 280 năm tới. Các nhà lãnh đạo từ hầu hết các quốc gia trên thế giới đã tuyên thệ tại Paris vào năm 2015 để ngăn chặn sự ấm lên toàn cầu và các nghiên cứu khác cho thấy các nghề cá thương mại thế giới sẽ có lợi từ hành động đó.

Phản hồi chậm

Tiến sĩ Moore cho biết: “Khí hậu đang nóng lên nhanh chóng, nhưng ở đại dương, phần lớn lượng nước nóng đó vẫn còn nằm ngay trên mặt nước. Phải mất hàng thế kỷ để nguồn nhiệt mới chảy vào đại dương sâu hơn, thay đổi lưu thông và loại bỏ băng biển, là một phần quan trọng của quá trình này”.

“Đây là những gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không làm chậm lại sự nóng lên toàn cầu, và nó cực kỳ thảm khốc đối với các đại dương”.

“Vẫn còn thời gian để tránh sự nóng lên này và ổn định khí hậu vào cuối thế kỷ này, nhưng để làm được điều đó, chúng ta phải giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch và lượng khí thải ô nhiễm khí nhà kính”.

HNN (Theo environmentalresearchweb)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác