Sự phá hủy các rạn san hô có thể quét sạch các nước Thái Bình Dương (16-03-2018)

Việc phá hủy các rạn san hô thậm chí có thể làm hại đến các hòn đảo ở Thái Bình Dương hơn là mực nước biển dâng.
Sự phá hủy các rạn san hô có thể quét sạch các nước Thái Bình Dương
Ảnh minh họa

Rạn san hô cung cấp một rào cản quan trọng cho đường bờ biển, tạo ra ma sát làm chậm lại và giải phóng năng lượng của sóng ngoài đại dương.

Tuy nhiên, Daniel Harris, thuộc Trường Trái đất và Khoa học, Đại học Queensland đã cảnh báo các rạn san hô đóng vai trò như một rào cản quan trọng có thể bị mất đi gây tác động mạnh đến các nước Thái Bình Dương khiến các nước này có thể sớm bị xóa sổ.

Tiến sĩ Harris, người trong quá trình nghiên cứu các sóng Tahiti và Moorea, cho biết việc san hô mất đi có thể kích hoạt sự gia tăng kích cỡ sóng lớn cùng với mực nước biển dâng cao có thể dẫn đến thiệt hại cho các bờ biển dễ bị tổn thương.

Ông cho biết: “Điều đó cho thấy bạn không cần phải đợi cho đến cuối thế kỷ mới diễn ra những tác động thực sự tàn phá đối với các bờ biển nhiệt đới, bạn chỉ cần sự sụt giảm rạn san hô trên diện rộng. Và điều đó có thể xảy ra tương đối nhanh, và nhanh hơn rất nhiều so với mực nước biển dâng”.

Tiến sĩ Harris cho biết, điều này khiến việc bảo vệ các rạn san hô còn lại quan trọng hơn, ông giải thích: “Nghiên cứu cho thấy rằng bạn không cần mực nước biển cao hơn để gây xói mòn bờ biển, chỉ là việc mất đi san hô khỏe mạnh cũng đủ để gây nên tình trạng này”.

Tiến sĩ Alessio Rovere thuộc Trung tâm Khoa học Môi trường Biển MARUM thuộc Đại học Bremen và Trung tâm Nghiên cứu Nhiệt đới Leibniz cũng đã tham gia nghiên cứu này.

Ông cho biết: “Chúng tôi đã kiểm tra các quá trình sóng tại các rạn san hô ở Moorea và Tahiti ở Polynesia thuộc Pháp và mô phỏng chiều cao sóng tương lai gần bờ biển bằng cách thay đổi các biến số như sức khoẻ rạn san hô và mực nước biển. Những phát hiện này cho thấy việc chủ động duy trì sức khoẻ của các rạn san hô có thể làm giảm một số tác động tiêu cực của mực nước biển dâng lên các bờ biển nhiệt đới”.

Vào tháng 1, chính phủ Úc đã công bố kế hoạch trị giá 34 triệu bảng để giúp cải thiện tình trạng của rạn san hô Great Barrier.

Rạn san hô này bị xảy ra các hiện tượng tẩy trắng san hô trên diện rộng vào năm 2016 và 2017, mà theo các nhà khoa học cho biết là do nhiệt độ đại dương ấm hơn.

Rạn san hô này cũng đã chịu đựng tác hại từ các con sao biển và lốc xoáy.

Theo các nhà khoa học, hiện tượng tẩy trắng - hoặc mất tảo - ảnh hưởng đến một dải 1.500km (900 dặm) rạn san hô.

HNN (Theo express.co.uk)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác