Tăng cường ra quyết định hiệu quả cho các hệ sinh thái ven biển (21-09-2017)

Một nghiên cứu mới cho thấy việc phục hồi nguồn lợi biển hơn là bảo vệ nguồn lợi biển có thể là giải pháp hiệu quả nhất cho các hệ sinh thái biển ven biển đang phải chịu ảnh hưởng từ các hoạt động của con người.
Tăng cường ra quyết định hiệu quả cho các hệ sinh thái ven biển
Ảnh minh họa

Đại học Queensland và Trung tâm nghiên cứu các quyết định về môi trường của Hội đồng nghiên cứu Australia đã xem xét làm thế nào để mang lại lợi ích tốt nhất cho các hệ sinh thái ven biển với nguồn ngân sách hạn hẹp dành cho công tác bảo tồn, và để giúp các nhà quản lý hiểu rõ hơn giữa cái được và cái mất.  

Tiến sĩ Megan Saunders thuộc Quỹ Phát triển của Đại học Queenland cho biết các nhà nghiên cứu đã xây dựng một mô hình so sánh các kịch bản phục hồi với bảo vệ, trên đất liền hoặc trên biển, đối với các hệ sinh thái ven biển.

Tiến sĩ Saunders nói: “Các hệ sinh thái ven bờ như cỏ biển, san hô và rừng ngập mặn chiếm phần ranh giới hẹp giữa đất liền và biển khơi. Vì vậy, các hệ sinh thái này tạo ra cơ hội dễ dàng tiếp cận với biển – chúng nằm ở khu vực nông, gần bờ, và là nơi khá yên tĩnh so với vùng biển mở. Những đặc điểm này cũng làm cho các hệ sinh thái ven bờ trở nên dễ bị tổn thương trước các hoạt động của con người – các hoạt động xảy ra cả trên đất liền và trên biển. Do đó, các hệ sinh thái này đặt ra nhiều thách thức đối với các nhà quản lý”.

Theo Tiến sĩ Saunders, suy nghĩ thông thường là các hoạt động bảo tồn hiệu quả nhất có lợi cho các hệ sinh thái ven bờ đòi hỏi phải xây dựng các khu bảo tồn biển, hoặc giảm thiểu các mối đe dọa trên đất liền.

“Mặt khác, phục hồi nguồn lợi biển thường được xem là một lựa chọn ưu tiên thấp. Điều này một phần là do chi phí cao và tỷ lệ thành công thấp. Tuy nhiên, mô hình của chúng tôi, dựa trên các thảm cỏ biển và lưu vực lân cận ở Đông Nam Queenland, cho thấy rằng trái ngược với suy nghĩ thông thường, và mặc dù chi phí cao, nhưng việc phục hồi nguồn lợi biển có thể là cách hiệu quả nhất trong nhiều thập kỷ nhằm tối đa hóa phạm vi các hệ sinh thái biển trong các hoàn cảnh đặc biệt”.  

“Điều này cho thấy rằng có sinh cư phù hợp sẵn sàng cho việc phục hồi (như trồng cỏ biển), rõ ràng là nếu không có sinh cư phù hợp, ví dụ do chất lượng nước kém, thì các hành động khác sẽ được ưu tiên”.

Tiến sĩ Saunders cho biết các nhà nghiên cứu đã xây dựng một số quy tắc đơn giản để hướng dẫn cho việc ra quyết định phục hồi hoặc bảo tồn hoặc trên biển hoặc trên đất liền để mang lại lợi ích tốt nhất cho các hệ sinh thái biển.

“Những quy tắc này minh họa cách mà các kết quả đầu ra của công tác bảo tồn hiệu quả đối với các hệ thống đất liền – đại dương được kết nối có thể tiếp tục phát triển mà không cần các mô hình phức tạp”, Tiến sĩ nói.

Báo cáo trình bày các quy tắc đơn giản có thể hướng dẫn công tác bảo tồn trên đất liền hoặc đại dương sẽ mang lại lợi ích tốt nhất cho các hệ sinh thái biển được công bố trên tạp chí  PLOS Biology

Vũ Hậu (theo Sciencedaily)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác