Xây dựng thương hiệu các khu bảo tồn biển Việt Nam, góp phần nâng tầm giá trị Thương hiệu biển Việt Nam (08-01-2016)

Thương hiệu biển Việt Nam là một cách làm độc đáo, một trong những phương thức khai thác tài nguyên kiểu mới, góp phần đưa các sản phẩm kinh tế, văn hóa, du lịch biển của chúng ta có sức cạnh tranh hơn khi hướng đến thị trường quốc tế rộng hơn. Thương hiệu biển Việt Nam phải góp phần tạo ra động lực tăng trưởng và liên kết các vùng kinh tế, ngành kinh tế của địa phương, của quốc gia trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Thương hiệu biển Việt Nam cần tạo nên cảm xúc kinh tế mạnh mẽ, được xem là động lực thúc đảy sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, phản ánh xu thế phát triển và vị thế của quốc gia với bạn bè quốc tế và cần trở thành một phướng pháp độc đáo để thu hút đầu tư và hợp tác phát triển địa phương và quốc tế.
Xây dựng thương hiệu các khu bảo tồn biển Việt Nam, góp phần nâng tầm giá trị Thương hiệu biển Việt Nam

Xây dựng, phát triển và quản lý Thương hiệu biển Việt Nam đòi hỏi chúng ta phải xác lập những tiêu chuẩn mang tính khu vực và quốc tế. Điều này giúp khai thcs và quản lý nguồn tài nguyên biển một cách hài hòa và bền vững hơn. Đây cũng chính là nhân tố để giữ gìn giá trị thương hiệu của mình.

Cần phải tập trung vào những biện pháp để nâng cao và giữ gìn được các thương hiệu đã có trong các ngành, lĩnh vực; trước hết là quảng bá, bảo vệ và nâng cao hiệu quả các thương hiệu sản phẩm của ngành du lịch thủy sản, đóng tàu .…. đã có.

Quá trình xây dựng vàThương hiệu biển Việt Nam gắn với việchuy hiệu quả các thương hiệu nhánh, trong đó có thương hiệu địa danh biển, đảo nổi tiếng lâu nay cùng với các sản vật, sản phẩm biển của nó. Thương hiệu các khu bảo tồn biển gắn liền với các địa danh, thắng cảnh và các sản phẩm, sản vật biển đặc trưng, là những “điểm đến hấp dẫn”. Để giá trị của các khu bảo tồn biển được gia tăng, cần đặc biệt chú ý tới các giải pháp sau đây:

Thứ nhất là hoàn thiện hệ thống thể chế chính sách, pháp luật về biển và hải đảo

Trước hết là cần tập trung xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Biển Việt Nam được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 21/6/2012. Việc tổ chức thi hành Luật biển Việt Nam nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo vàkinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuậncho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới. Cần khẩn trương nghiên cứu xậy dựng và trình Quốc hội ban hành Luật Quản lý tổng hợp vùng ven biển, Luật Tài nguyên, môi trường biển và đảo, trong đó chú trọng đến các nội dung về bảo tồn biển;khai xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Đồng thời phải xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo tồn biển. Xây dựng hệ thống chính sách khuyến khích cácđầu tư trong và ngoài nước đểcác khu bảo tồn biển. Hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý KBTB ở cấp quốc gia, tỉnh và ban quản lý KBTB và cấp cơ sở.

Xây dựng Thương hiệu biển Việt Nam như là một Chương trình quốc gia đã được đề cập trong Quyết định số 373/2010/QĐ-TTg ngày 23/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ vàbền vững biển và hải đảo Việt Nam”. Khuyến khích mạnh mẽ cáclực của các thành phần kinh tế, có sự hỗ trợ và quản lý nhà nước về xây dựng thương hiệu của các khu bảo tồn biên và thương hiệu các sản vật, sản phẩm biển trong các khu bảo tồn để bảo vệ môi trường biển,kinh tế biển. Đặc biệt, cần thí điểm mô hình chi rả hẹ sinh thái rạng san hô, rừng ngậm mặn, thảm cỏ biển ở một số khu bảo tồ biển đã quy hoạch để tổng kết, xây dựng chính sách về chi trả hệ sinh thái biển. Chú trọng đến xây dựng cơ chế, chính sách bảo đảm sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư sinh sống xung quanh các khu bảo tồn biên.

Hiện nay, Việt Nam đã tham gia các Công ước quốc tế liên quan đến biển như Công ước Luật Biển 1982, Công ước MARPOL 73/78, Công ước RAMSA, Công ước BASEL và Công ước đa dạng sinh học …. Vì vây, thể chế về quản lý biển, đảo cũng phải được hoàn thiện theo xu hướng hội nhập quốc tế để áp dụng vào thực tế nước ta, bảo đảm thực thi có hiệu lực ở cấp quốc gia.

Thứ hai là kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về khu bảo tồn biển

Ở Trung ương, Bộ Nông nghiệp vànông thôn có chức năng, nhiệm vụ quản lý các khu bảo tồn biển. Bộ Tài nguyên và Môi trường có chức năng, nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước; quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo. Ở các vùng biển hiện nay có 6/16 Ban Quản lý khu bảo tồn biển được thành lập (Cát Bà, Cù Lao Chàm, Núi Chúa, Vịnh Nha Trang, Côn Đảo, Phú Quốc).

Để công tác bải tồn biển có hiệu quả cần phải xây dựng các cơ chế, chính sahc bảo đảm phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành và địa phương ven biển; có sự phân công, phân cấp rõ ràng trong quản lý các khu bảo tồn biển. Xây dựng cơ chế, chính sách phối hợp trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ phối hợp về quản lý các khu bảo tồn biển giữa các Bộ, ngành và địa phương nhằm giải quyết được những chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót nhiệm vụ. Cần sớm thành lập đầy đủ Ban quản lý của 16 khu bảo tồn biển của cả nhước để tạo ra sự thông suốt trong quản lý từ trung ương đến địa phương.

Thứ ba là nâng cao chất lượng đội ngũ công chức

Quản lý các khu bảo tồn biền đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có chuyên môn sâu về lĩnh vực biển, đảo. Do vậy, cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn thông qua việc xây dựng vàkhai kế hoạch, đào tạonhân lực đủ mạnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo tồn biển; xác định tổng số biên chế theo vị trí việc làm, bảo đảm đủ biên chế thực hiện nhiệm vụ; tuyển chọn đội ngũ cán bộ có phẩm chất và năng lực thực thi nhiệm vụ

Bên cạnh đó, cần thực hiện quy hoạch và có kế hoạch đào tọa, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ. Đẩy mạnh phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước trong công tác đào tạonhân lực thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo tồn biển với nhiều hình thức. Ngoài ra cần ban hành các chế độ, chính sách ưu đĩa, khuyến khích đối với cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo tồn biển.

Thứ tư là đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ quản lý

Quản lý khu bảo tồn biển đòi hỏi phải cólực lớn như khoa học – công nghệ biển, có trang thiết bị chuyên dụng và cơ sở vật chất hiện đại. Do vậy, cấn thiết phải tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ quản lý khu bảo tồn biển. Đây là biện pháp quan trọng nhằm sớm khắc phục tình trạng lạc hậu về trình độ kỹ thuật và quản lý trong các khu bảo tồn biển ở nước ta.

 Thứ năm là tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển; phân vùng sử dụng biển; rà soát, điều chỉnh quy hoạch các khu bảo tồn biển

Sớm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng biể, hải đảo và phân vùng không gian sử dụng biển để hình thành và thiết lập phương án sử dụng không gian hợp lý hơn và gairi quyết các mối tương tác giữa phương thức sử dụng nhằm cân bằng giữa nhu cầuvới yêu cầu bảo vệ các hệ sinh thái biển và đạt được các mục tiêu kinh tế – xã hội theo quy hoạch.

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể sử dụng biển, hải đảo, cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch các khu bảo tồn biển. Đồng thời xây dựng và thực hiện có hiệu quả các đề án, dự án điều tra, nghiên cứu khoa học làm cơ sở xác định, đề xuất mở rộng các khu bảo tồn biển và biện pháp bảo vệ cụ thể đối với từng khu bảo tồn biển.

Thứ sáu làhuy vai trò của cộng đồng dân cư tham gia xây dựng và quản lý các khu bảo tồn biển

Cộng đồng dân cư địa phương có vai tò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng và quản lý các khu bảo tồn biển. Bởi lẽ trong quá trình khai thác biển, hành vi của cộng đồng có tác động đến khu bảo tồn biển theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực: hoặc bảo vệ tốt khu bảo tồn biển hoặ làm suy thoái khu bảo tồn biển. Vì vậy, cần phải tích cực tuyên truyền, giáo dục đẻ nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của các khu bảo tồn biển để họ có những hành động tích cực đối với các khu bảo tồn biển thông qua các biện pháp khai thác bền vững tài nguyên biển, môi trường biển. Bên cạnh đó cầnmô hình quản lý cộng đồng do cộng đồng dân cư địa phương, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước tham gia xây dựng và quản lý khu bảo tồn biển, nhằm khai thác, sử dụng các khu ảo tồn biên có hiệu quả, tạo sinh kế cho cộng đồng dân cư, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Thứ bảy là tăng cường hợp tác quốc tế về quản lý khu bảo tồn biển

Trong điều kiệnnhân lực trong nước hạn chế, cần tăng cường và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bảo tồn biển nhằm thu hút vốn đầu tư, tạonhân lực, khao học và công nghệ hiện đại, phương pháp quản lý … của các nước để phục vụ quản lý cho các khu bảo tồn biển ở Việt Nam.

                                                                                                                                                   Hải Đăng

Ý kiến bạn đọc

Tin khác