Tôm hùm: Nguồn cung thắt chặt - Giá đang trên đà tăng22-11-2024

Quy định mới yêu cầu về trọng lượng tối thiểu đối với tôm hùm tại Hoa Kỳ có thể gây sức ép lên nguồn cung, đặc biệt là nếu Canada cũng áp dụng cùng một quy định. Điều này chắc chắn sẽ đẩy giá lên cao. Cùng với đó, Trung Quốc đang cân nhắc dỡ bỏ lệnh cấm tôm hùm đá của Úc, vì vậy, tôm hùm Bắc Mỹ có thể sẽ phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh.

Nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường cộng hưởng với nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản tăng cao dịp cuối năm08-11-2024

Có thể nói đây là cơ hội bứt tốc cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản hoàn thành và vượt mục tiêu trong năm 2024 khi nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường như: lạm phát giảm các thị trường xuất khẩu lớn, tồn kho giảm mạnh, thuế chống trợ cấp sơ bộ đối với sản phẩm tôm mức thấp hơn so với đối thủ, giá nguyên liệu tăng cộng hưởng với nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản tăng cao vào thời điểm dịp Lễ, Tết cuối năm.

Hiệp định CEPA mở thêm cánh cửa cho xuất khẩu tôm sang UAE08-11-2024

Việt Nam và Các tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) vừa ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (CEPA), một sự kiện được Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá là dấu mốc lịch sử trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại hai nước. 

Giá tôm thẻ chân trắng tại Ấn Độ tăng do gián đoạn nguồn cung và chuyển dịch thị trường toàn cầu07-11-2024

Tại Andhra Pradesh - tiểu bang sản xuất tôm lớn nhất của Ấn Độ, giá tôm thẻ chân trắng tại trang trại đã tăng đột biến do nguồn cung hạn chế và nhu cầu tăng cao. Giá tôm thẻ nguyên con còn vỏ loại 30-40 con/kg đã tăng 50 rupee/kg, lên khoảng 595 USD/tấn. Andhra Pradesh, nơi chiếm hơn 80% tổng sản lượng tôm của Ấn Độ, đang phải đương đầu với tình trạng gián đoạn nguồn cung do rơi vào khoảng thời gian “mùa thấp điểm” chuyển tiếp giữa hai vụ tôm trong năm.

Thuỷ sản Việt Nam rộng đường sang Australia nhờ RCEP07-11-2024

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa 10 nước ASEAN và 5 đối tác là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand. Hiệp định chiếm khoảng 30% của tổng sản phẩm nội địa GDP toàn cầu; tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới và được kỳ vọng xóa bỏ tới 90% thuế quan trong vòng 20 năm giữa các thành viên. Hiệp định RCEP mở ra lợi thế về quy tắc xuất xứ cho hàng hóa của Việt Nam.

Cuối năm 2024, doanh nghiệp cá ngừ và ngư dân đối mặt với nhiều khó khăn01-11-2024

Theo VASEP, cuối năm là thời điểm chuẩn bị cho các đơn hàng cho năm mới nhằm đón các hạn ngạch ưu đãi thuế quan, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam lại gặp nhiều khó khăn vì thiếu nguyên liệu có xuất xứ thuần tuý.

Thông tin nổi bật của thị trường thủy sản 8 tháng đầu năm 202404-10-2024

 Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, 8 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nga tăng trưởng khả quan. Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 3 cho Hàn Quốc, chiếm 12,06% về lượng và chiếm 14,4% về trị giá trong tổng nhập khẩu của Hàn Quốc.

Cơ hội từ tăng trưởng thương mại thủy sản Nam – Nam01-10-2024

Thương mại thủy sản toàn cầu đạt mức kỷ lục 186 tỷ USD vào năm 2022, tăng 63% so với mức 114 tỷ USD vào năm 2012. Đặc biệt đáng chú ý là sự gia tăng của thương mại Nam - Nam giữa các quốc gia đang phát triển với mức tăng 200% trong cùng kỳ, từ 19 tỷ USD lên 39 tỷ USD. Sự bùng nổ này làm nổi bật các cơ hội đáng kể giúp tăng trưởng kinh tế bền vững trong lĩnh vực thủy sản, nhưng cũng nhấn mạnh những thách thức cần phải giải quyết, bao gồm các rào cản thương mại, vấn đề đánh bắt quá mức và biến đổi khí hậu.

Xúc tiến thương mại thủy sản Việt Nam tại Singapore09-09-2024

Ngày 04/9/2024, Thương vụ Việt Nam tại Singapore đã phối hợp với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội các ngành công nghiệp thủy sản Singapore (SIAS), Vụ thị trường Châu Á – Châu Phi (AAMD), Bộ Công Thương tổ chức chương trình xúc tiến thương mại thủy sản Việt Nam tại Singapore trong khuôn khổ hội chợ triển lãm quốc tế SEAFOOD EXPO ASIA 2024.

Chương trình kiểm soát thủy sản xuất khẩu sang EU02-01-2024

Cuối tháng 12/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành “Chương trình kiểm soát ATTP thủy sản và sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang thị trường Liên minh Châu Âu (EU)”. Chương trình có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày 21/12/2023.

Bộ Thương mại Trung Quốc đưa giải pháp “gỡ tắc” xuất khẩu tôm hùm bông28-11-2023

Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào cho biết doanh nghiệp xuất khẩu tôm hùm bông Việt cần đăng ký ngay cơ sở sản xuất và đóng gói, đồng thời hai nước cần sớm kiểm tra, đánh giá doanh nghiệp, vùng trồng.

Hoa Kỳ điều tra chống trợ cấp đối với sản phẩm tôm nước ấm của Việt Nam21-11-2023

Đây là vụ điều tra chống trợ cấp lần thứ 2 của Hoa Kỳ đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam và là vụ việc điều tra chống trợ cấp thứ 9 của Hoa Kỳ đối với Việt Nam (vụ việc lần đầu tiên được khởi xướng vào năm 2013).

Tăng cường kết nối, thúc đẩy thương mại trong lĩnh vực hải sản Na Uy - Việt Nam10-11-2023

Thống kê từ đầu năm đến nay cho thấy, Việt Nam đã nhập khẩu 42.242 tấn hải sản từ Na Uy, trị giá 142 triệu USD, tăng 8% về khối lượng và 23% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu dùng ngày càng gia tăng, song hành cùng quy mô dân số và sự gia tăng về thu nhập của người tiêu dùng Việt Nam.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phục hồi xuất khẩu thủy sản01-11-2023

Ngày 31/10/2023, Bộ Công Thương đã tổ chức “Hội nghị xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài” nhằm đồng hành cùng ngành Thủy sản đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu.

Cá tra Việt Nam từng bước “trở lại” thị trường EU12-06-2023

EU là thị trường quan trọng của cá tra Việt Nam suốt nhiều năm qua. Năm 2022, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang EU dần phục hồi, chứng kiến sự tăng trưởng mạnh khi nhiều yếu tố thuận lợi xuất hiện cùng lúc. Trong 4 tháng đầu năm 2023, mặc dù kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam sang EU giảm 8% so với cùng kỳ năm 2022, nhưng đây vẫn là con số đáng ghi nhận trong nỗ lực từng bước đưa cá tra Việt Nam trở lại đường đua sau hàng chục năm bị “mờ nhạt”.

Thủy sản Việt Nam thêm cơ hội tại Israel14-05-2023

Israel dẫu chưa phải là thị trường thực sự lớn đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nhưng việc Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam - Isarel được ký kết gần đây về lâu dài sẽ mở thêm “cánh cửa” cho xuất khẩu thủy sản nước ta sang thị trường này trước bối cảnh nhiều thị trường truyền thống đang chậm lại.

Tuyên Quang: Kết nối đưa nông lâm thủy sản lên sàn thương mại điện tử18-04-2023

Ngày 14 tháng 4 năm 2023, UBND tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh nông sản của tỉnh tại thị trường trong nước và quốc tế.

ASEAN “rộng cửa” cho thủy sản Việt Nam06-03-2023

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 20 năm qua, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang ASEAN có tốc độ tăng trưởng không ổn định, tuy nhiên có xu hướng ngày càng tăng trong 10 năm trở lại đây. Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang ASEAN đã tăng từ mức 66 triệu USD năm 1998 lên 612 triệu USD năm 2017 và đạt 790 triệu USD trong năm 2022.

Cà Mau: Phấn đấu đưa thủy sản thành ngành kinh tế thương mại hiện đại17-02-2023

Lĩnh vực thủy sản tiếp tục là “điểm sáng” trong bức tranh tổng quan của ngành nông nghiệp Cà Mau năm 2022. Theo đó, tỉnh tiếp tục đề ra những mục tiêu mới cho năm 2023, đồng thời cũng đưa ra những nhiệm vụ cần thực hiện với quyết tâm đưa thủy sản bứt phá.

Hai tháng đầu năm, cán cân thương mại hàng hóa ước tính nhập siêu 937 triệu USD28-02-2022

Sản xuất nông nghiệp tháng 02/2022 diễn ra trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại ở các địa phương phía Bắc đã gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Nuôi trồng thủy sản nhìn chung phát triển ổn định. Nhu cầu xuất khẩu cá tra tăng mạnh trong khi nguồn cung nguyên liệu khan hiếm; giá cá tra tăng. Tôm nuôi phát triển ổn định, ít dịch bệnh.

4