Hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) nói chung và ở Thái Lan (14-01-2019)

Hoạt động đánh bắt IUU là gì?
Hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) nói chung và ở Thái Lan
Ảnh minh họa

Đánh bắt IUU là viết tắt của đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

Luật pháp của Châu Âu về IUU áp dụng cho tất cả các tàu cá mang bất kỳ lá cờ nào trong tất cả các vùng biển.

Một tàu cá được coi là tham gia vào các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định nếu tàu cá thực hiện các hoạt động trái với các biện pháp bảo tồn và quản lý áp dụng trong khu vực liên quan. Điều này bao gồm đánh bắt mà không có giấy phép hợp lệ trong một khu vực cấm khai thác, vượt quá độ sâu cấm khai thác hoặc trong mùa cấm khai thác, hoặc bằng cách sử dụng thiết bị bị cấm, cũng như không thực hiện nghĩa vụ báo cáo, làm sai lệch danh tính hoặc cản trở công tác của thanh tra.

Tại sao Ủy ban châu Âu cam kết giải quyết các vấn đề về đánh bắt IUU?

Đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo và không theo quy định là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với việc khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản, gây nguy hiểm cho chính nền tảng của Chính sách Thủy sản Chung (CFP) và các nỗ lực quốc tế của EU nhằm thúc đẩy quản trị đại dương tốt hơn. Đánh bắt IUU cũng là một mối nguy hiểm lớn đối với môi trường biển, tính bền vững của các nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh học biển. Chống đánh bắt bất hợp pháp cũng là một trụ cột quan trọng trong tham vọng của EU nhằm thiết lập sự quản trị quốc tế tốt hơn cho các đại dương của chúng ta.

Chính sách của EU để chống đánh bắt bất hợp pháp là gì?

EU là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới các sản phẩm thủy sản và chịu trách nhiệm là quốc gia thị trường để đảm bảo rằng các sản phẩm xuất phát từ các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định không tiếp cận thị trường EU.

Quy định của EU trong việc ngăn chặn và loại bỏ việc đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo và không theo quy định (Quy định về IUU) có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2010. Quy định này áp dụng cho tất cả các tàu ghé vào bến và tàu trung chuyển của EU và các tàu cá của nước thứ ba tại các cảng châu Âu và tất cả các giao dịch sản phẩm thủy sản biển đến và đi từ EU. Nó nhằm mục đích đảm bảo rằng không có sản phẩm thủy sản đánh bắt bất hợp pháp nào xâm nhập vào thị trường EU.

Để đạt được điều này, Quy định yêu cầu các quốc gia phải chứng nhận nguồn gốc và tính hợp pháp của thủy sản, từ đó đảm bảo truy xuất nguồn gốc đầy đủ của tất cả các sản phẩm thủy sản biển được giao dịch từ EU và vào EU. Do đó, hệ thống đảm bảo các quốc gia tuân thủ các quy tắc quản lý và bảo tồn cũng như các quy tắc được đồng thuận trên phạm vi quốc tế.

Làm thế nào để EU đảm bảo rằng các nước thứ ba xuất khẩu sản phẩm thủy sản của họ sang EU tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế?

Cho đến nay, 92 quốc gia thứ ba đã thông báo cho Ủy ban châu Âu rằng các quốc gia này đã có các công cụ pháp lý cần thiết, các thủ tục chuyên dụng và các cấu trúc hành chính phù hợp để chứng nhận sản lượng khai thác bằng các tàu treo cờ của họ.

Ủy ban châu Âu hợp tác với một số nước thứ ba và thực hiện các nhiệm vụ đánh giá để đánh giá sự tuân thủ của họ đối với các nghĩa vụ quốc tế trong cuộc chiến chống lại đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Ủy ban châu Âu nhấn mạnh vào sự hợp tác để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, có những nước thứ ba mà vấn đề vẫn tồn tại ngay cả sau nhiều năm hợp tác không chính thức. Trong trường hợp này, Ủy ban có thể sử dụng các hành động khác nhau được thiết lập bởi Quy định về IUU của EU liên quan đến các nước thứ ba không hợp tác trong việc chống lại việc đánh bắt IUU.

Cụ thể, khi Ủy ban có bằng chứng cho thấy một quốc gia thứ ba không hợp tác hoàn toàn trong cuộc chiến chống lại việc đánh bắt IUU, Ủy ban châu Âu sẽ cấp thẻ vàng. Với bước đầu tiên của quy trình này, được gọi là tiền xác định, Ủy ban châu Âu cảnh báo quốc gia về nguy cơ bị xác định là một quốc gia không hợp tác. Thẻ vàng bắt đầu một cuộc đối thoại chính thức trong đó Ủy ban châu Âu và nước thứ ba phối hợp cùng nhau để giải quyết tất cả các vấn đề liên quan. Trong hầu hết các trường hợp, cuộc đối thoại này mang lại hiệu quả tốt và việc tiền xác định có thể được gỡ bỏ (thẻ xanh).

Tuy nhiên, nếu sự tiến bộ là chưa đủ, Ủy ban sẽ xác định nước thứ ba là không hợp tác. Đây được gọi là thẻ đỏ. Ủy ban sau đó sẽ đề xuất với Hội đồng để thêm quốc gia này vào danh sách các quốc gia không hợp tác. Tất cả các sản phẩm mà chứng nhận khai thác được xác nhận sau quyết định này sẽ bị cấm khỏi thị trường EU.

Ở mỗi bước của quy trình (thẻ vàng/đỏ hoặc đưa vào danh sách các quốc gia không hợp tác), quốc gia thứ ba có thể chứng minh rằng tình hình đã được khắc phục. Sau đó, quốc gia này sẽ được loại khỏi danh sách các quốc gia không hợp tác (thẻ xanh).

Những quốc gia nào đã nhận được thẻ vàng hoặc thẻ đỏ?

Trong số 25 thủ tục đã bắt đầu từ năm 2012, cho đến nay chỉ có ba quốc gia không thực hiện đủ các biện pháp loại bỏ thẻ vàng hoặc thẻ đỏ. Những quốc gia này là Campuchia, Comoros và St. Vincent và Grenadines.

Về đánh bắt IUU và Thái Lan

Những thành tựu cụ thể đã khiến Ủy ban châu Âu loại bỏ thẻ vàng của Thái Lan là gì?

Quyết định loại bỏ thẻ vàng IUU của Thái Lan tuân theo sự hợp tác mang tính xây dựng của chính quyền Thái Lan với Ủy ban châu Âu dẫn đến cải cách toàn diện và cấu trúc hệ thống chính sách và pháp lý nghề cá của Thái Lan nhằm hạn chế đánh bắt bất hợp pháp. Các biện pháp được thực hiện bao gồm:

  • Đánh giá toàn diện khuôn khổ pháp lý nghề cá phù hợp với Luật biển quốc tế, bao gồm các kế hoạch trừng phạt răn đe;
  • Cải cách toàn diện việc quản lý chính sách đội tàu, với hệ thống đăng ký và kiểm soát hợp lý các tàu cá;
  • Tăng cường các công cụ Giám sát và Kiểm soát, bao gồm toàn bộ phạm vi với Hệ thống Giám sát Tàu cá (VMS) của đội tàu công nghiệp và một hệ thống kiểm tra chặt chẽ tại cảng;
  • Thực hiện đầy đủ Hiệp định về các Quốc gia có cảng của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc về các tàu mang cờ nước ngoài cập cảng tại các cảng của Thái Lan để cung cấp thủy sản đánh bắt cho ngành chế biến;
  • Hệ thống truy xuất nguồn gốc toàn diện bao gồm toàn bộ chuỗi cung ứng và tất cả các phương thức vận chuyển, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế;
  • Cải thiện thủ tục hành chính cũng như đào tạo và hỗ trợ chính trị, dẫn đến thực thi pháp luật đúng đắn;
  • Củng cố đáng kể nguồn tài chính và nhân lực cho cuộc chiến chống lại đánh bắt IUU.

EU đang làm gì để giải quyết nạn buôn người và lao động cưỡng bức trong ngành thủy sản Thái Lan?

Quy định IUU của EU không đề cập cụ thể đến các điều kiện làm việc trên tàu cá, hay hoạt động buôn người. Tuy nhiên, những cải tiến trong hệ thống kiểm soát và thực thi nghề cá đối với đánh bắt IUU có thể có tác động tích cực trong việc kiểm soát các điều kiện lao động trong ngành thủy sản.

Các cơ quan khác nhau của Ủy ban châu Âu cũng như cơ quan hành động đối ngoại châu Âu đang hợp tác để giải quyết vấn đề buôn người và lao động cưỡng bức và chia sẻ các thực tiễn tốt nhất với chính quyền Thái Lan. Do đó, Thái Lan là quốc gia đầu tiên ở châu Á phê chuẩn Nghị định thư lao về động cưỡng bức của Tổ chức Lao động quốc tế ILO vào tháng 6 năm 2018.

HNN (Theo europa.eu)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác