Giới thiệu về tiêu chuẩn quốc tế về nguồn cung có trách nhiệm đối với việc sản xuất dầu cá, bột cá do Tổ chức Dầu cá, bột cá thế giới (IFFO RS) ban hành (12-05-2017)

Tổ chức Dầu cá, bột cá thế giới (IFFO) đã đưa ra những tiêu chuẩn phải đạt đối với các doanh nghiệp mong muốn có được chứng nhận về Nguồn cung có trách nhiệm đối với sản phẩm bột cá, dầu cá (IFFO RS). Theo tổ chức này, một nguồn cung có trách nhiệm phải đảm bảo 3 tiêu chí cơ bản sau:
Giới thiệu về tiêu chuẩn quốc tế về nguồn cung có trách nhiệm đối với việc sản xuất dầu cá, bột cá do Tổ chức Dầu cá, bột cá thế giới (IFFO RS) ban hành
Ảnh minh họa
Cung cấp nguyên liệu có trách nhiệm: nguyên liện có từ nghề khai thác hải sản phải đảm bảo đến từ nghề cá không có hoạt động khai thác bất hợp pháp, không được quản lý và không báo cáo (IUU), điều này nhằm đảm bảo việc tuân thủ với Bộ quy tắc ứng xử về nghề cá có trách nhiệm (CCRF) của FAO.
  • Truy xuất nguồn gốc có trách nhiệm: dầu cá, bột cá phải đảm bảo có thể truy xuất ngược đến nghề cá cung cấp nguyên liệu tuân thủ với tiêu chuẩn này. Điều này nhằm đảm bảo chỉ có nguyên liệu sản xuất bột cá, dầu cá từ những nghề cá được IFFO công nhận mới có thể chứng nhận cho sản phẩm bột cá, dầu cá và đảm bảo rằng sản phẩm này không đến từ nghề cá có hoạt động khai thác IUU.
  • Sản xuất có trách nhiệm: dầu cá, bột cá được sản xuất an toàn. Cần có chứng nhận Tiêu chuẩn nguồn nguyên liệu thức ăn quốc tế (IFIS) của tổ chức Liên minh quốc tế an toàn thức ăn (IFSA) hoặc tương đương như bằng chứng về sản xuất có trách nhiệm. Đồng thời phải có tư cách pháp nhân, sở hữu các giấy phép, chứng chỉ cho việc sản xuất và thương mại sản phẩm dầu cá, bột cá.
  • Hiện tại, bộ tiêu chuẩn IFFO RS cho dầu cá, bột cá có thể được tóm tắt với những nội dung chính như sau:

    Phần 1. Các thực hành về nguồn cung nguyên liệu có trách nhiệm

    1. Các nguyên tắc đối với nguồn cung nguyên liệu có trách nhiệm

    IFFO thúc đẩy các nguyên tắc về Bộ quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm (CCRF) do tổ chức Nông nghiệp và Lương thực liên hiệp quốc (FAO) ban hành năm 1995.

    Thông qua việc áp dụng tự nguyện, IFFO thể hiện cam kết của họ về việc ủng hộ các nguyên tắc về phát triển bền vững ngành thủy sản.

    Để được chứng nhận, ứng viên phải chứng minh được họ đang thu mua nguyên liệu tươi từ nghề cá có trách nhiệm, được quản lý theo tinh thần của Bộ quy tắc CCRF.

    Người nộp đơn phải chứng minh được:

    • Nguồn cung nguyên liệu có trách nhiệm từ nghề cá được quản lý, có báo cáo và hợp pháp, tránh sử dụng các nguyên liệu từ hoạt động đánh bắt IUU.
    • Có nguồn cung nguyên liệu từ nghề cá tuân thủ các yêu cầu chính của Bộ quy tắc ứng xử về nghề cá có trách nhiệm (CCRF) của FAO (1995).
      1. Chính sách đối với nguồn cung nguyên liệu có trách nhiệm

    Người nộp đơn phải thực hiện một chính sách được tài liệu hóa thể hiện sự cam kết của họ đối với nguồn cung nguyên liệu từ nghề cá có trách nhiệm phù hợp với tiêu chuẩn này.

    Với những ứng viên đang thu mua nguyên liệu từ nghề cá đã có chứng nhận MSC còn hiệu lực thì sẽ tự động được công nhận bởi IFFO RS.

    1. Nguồn cung có trách nhiệm nguyên liệu tươi từ nghề khai thác thủy sản

    Người nộp đơn phải chứng minh được một cách trực tiếp hoặc thông qua bên thứ ba, thể hiện được mỗi nghề cá mà họ sử dụng nguyên liệu đều tuân thủ với các tiêu chuẩn sau:

    1. Quy trình và khung quản lý nghề cá

     

    1. Phải có mục tiêu thúc đẩy bảo tồn lâu dài và sử dụng bền vững nguồn lợi và hệ sinh thái.
    2. Hoạt động quản lý nghề cá phải dựa trên việc bảo tồn nghề cá và hệ sinh thái lâu dài.
    3. Quản lý nghề cá phải quan tâm đến toàn bộ nguồn lợi trên toàn khu vực phân bố và xem xét đến việc loại bỏ do khai thác và đặc điểm sinh học của loài.
    4. Quản lý nghề cá phải bao gồm một khung pháp lý, hành chính để thực hiện các biện pháp quản lý và kiểm soát để hỗ trợ cho việc bảo tồn nghề cá.
    5. Các quy trình quản lý và kết quả đầu ra phải minh bạch và công bố rộng rãi.
    6. Quy trình đánh giá nguồn lợi và tư vấn cho quản lý
      1. Phải sẵn có thông tin khoa học về đặc điểm của nghề cá liên quan đến việc giữ gìn lâu dài nghề cá và hệ sinh thái, bao gồm, phân bố không gian, đánh giá nguồn lợi của loài mục tiêu và tác động đối với loài không chủ ý.
      2. Các biện pháp bảo tồn và quản lý nghề cá phải dựa trên cơ sở khoa học tốt nhất sẵn có, xem xét đến toàn bộ đàn cá, đặc điểm vòng đời của chúng và phân bố địa lý.
      3. Ở nơi có hơn một hệ thống quản lý đàn cá (ví dụ, nguồn lợi cá di cư giữa các quốc gia), cần có tương tác giữa các bên liên quan trong và ngoài nước để thúc đẩy các mục tiêu quản lý tương đồng nhau về bảo vệ và sử dụng nguồn lợi lâu dài.
      4. Đại diện của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, quan tâm đến việc bảo tồn và quản lý nghề cá.
    7. Nguyên tắc phòng ngừa
      1. Khung quản lý nghề cá phải áp dụng tiếp cận phòng ngừa để bảo vệ nguồn lợi cá, mục tiêu liên quan đến các loài không mong muốn để bảo vệ hệ sinh thái rộng hơn.
      2. Các điểm tham chiếu phù hợp hoặc giới hạn phải được xác định và tính đến những điều chưa chắc chắn liên quan đến kích thước và năng suất của nguồn lợi, thiếu thông tin về mức chết do khai thác và tác động của hoạt động khai thác thủy sản lên môi trường.
      3. Các biện pháp phòng ngừa phải quan tâm đến việc vứt bỏ sản phẩm khai thác trên biển, loài phụ thuộc, sinh cảnh, quần xã và các loài có nguy cơ bị đe dọa, tuyệt chủng và cần được bảo vệ.
    8. Biện pháp quản lý
      1. Mức khai thác cho phép phải được xây dựng trên cơ sở thông tin khoa học và có khuyến nghị từ các cơ quan chính thức.
      2. Phải có sự kiểm soát hợp lý về việc dư thừa năng lực khai thác để đảm bảo rằng nó không ngăn cản sự phục hồi của nguồn lợi, nằm ngoài giới hạn sinh học an toàn.
      3. Biện pháp quản lý phải đảm bảo ngư cụ và các thực hành khai thác không có các tác động đến loài không mong muốn và môi trường sống.
      4. Nghề cá không được sử dụng chất nổ, chất độc và các phương pháp khai thác hủy diệt khác.
      5. Quản lý phải đảm bảo tất cả các tàu cá bao gồm cả tàu nước ngoài mang cờ của họ được có thẩm quyền quản lý và bao gồm cả các biện pháp quản lý nghề cá.
      6. Phải có hệ thống quản lý cho việc kiểm soát và thực thi đối với nghề cá.
      7. Phải có luật, quy định bao gồm cả xử phạt đối với việc không tuân thủ, ví dụ, với tàu cá không báo cáo, không theo quy định và bất hợp pháp.
      8. Phải có chứng cứ về việc quản lý và kiểm soát nghề cá hiệu quả.
    9. Báo cáo và ghi chép về nguyên liệu thô từ nghề khai thác thủy sản

    Mỗi nguồn nguyên liệu phải đạt các tiêu chí sau để có thể được sử dụng như nguồn nguyên liệu được công nhận.

    1. Nguyên liệu từ nghề khai thác phải có thể truy xuất được đến nghề cá được đánh giá là phù hợp với các yêu cầu của các quy định liên quan của tiêu chuẩn IFFO để phù hợp cho việc xác định phù hợp với IFFO.
    2. Tất cả các sản lượng cá được cung cấp phải được ghi chép, phải báo cáo cho cơ quan quản lý chính thức theo quy định của nước sở tại.
    3. Nguyên liệu từ nghề khai thác thủy sản không được đến từ hoạt động khai thác bất hợp pháp (IUU) cũng không được đến từ các tàu cá có tên trong danh sách tàu cá vi phạm quy định về IUU.
    4. Thông tin mỗi thùng cá từ một tàu khai thác phải được ghi chép các thông tin sau:
    1. Tên tàu, số đăng ký, hô hiệu, chủ tàu, tên và địa chỉ
    2. Bằng chứng về việc cho phép hoạt động khai thác (giấy phép khai thác)
    3. Thời gian và địa điểm lên cá
    4. Loài và sản lượng lên cá
    5. Vị trí hoặc địa điểm và thời gian khai thác
    6. Ngư cụ sử dụng
      1. Một mẫu của mỗi thùng cá phải được đánh giá để kiểm tra tính phù hợp với các quy định quản lý và yêu cầu của luật định.

    Phần 2. Các thực hành truy xuất có trách nhiệm

    2. Truy xuất nguồn gốc bột cá đến nghề khai thác

    1. Người nộp đơn phải có một hệ thống nhằm đảm bảo rằng sản phẩm bột cá và dầu cá phù hợp có thể được truy xuất ngược lại đến nghề cá cung cấp nguyên liệu phù hợp.
    2. Người nộp đơn phải thực hiện các thủ tục chứng minh rằng họ đã tránh những nguyên liệu thô được cung cấp từ những hoạt động đánh bắt không báo cáo, không được quản lý và bất hợp pháp.
    3. Dầu cá, bột cá đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn này (“Đảm bảo của IFFO”) phải được giữ tách biệt và có thể nhận dạng được để có đủ điều kiện cho việc xác định là phù hợp với tiêu chuẩn toàn cầu của IFFO đối với nguồn cung có trách nhiệm.
    4. Người nộp đơn phải thực hiện một hệ thống đầy đủ để đảm bảo xác định các lô hàng tích cực.
    5. Khi việc xác định nguyên liệu phù hợp bị mất (vd, lẫn với nguồn nguyên liệu không phù hợp) hoặc có tiềm năng bị mất trong việc xác định nguồn gốc trong quá trình truy xuất nguồn gốc, những lô bị nghi ngờ sẽ không được xác định như phù hợp với tiêu chuẩn nguồn cung nguyên liệu của IFFO toàn cầu.
    6. Người nộp đơn phải kiểm tra tính hiệu quả của việc kiểm soát các lô hàng của họ và hệ thống truy xuất nguồn gốc thông qua việc các tài liệu đánh giá nội bộ không ít hơn một lần mỗi năm cho cả dầu cá và bột cá.
    7. Điều này phải bao gồm:
      1. Truy xuất nguồn gốc của nghề cá cung cấp nguyên liệu – truy xuất nhà cung cấp.
      2. Truy xuất nguồn nguyên liệu thô đến thành phẩm khi chúng di chuyển từ xuyên suốt quá trình chế biến và bảo quản (bao gồm cả việc bảo quản bên ngoài và bên thứ ba) – truy xuất quá trình.
      3. Truy xuất nguồn gốc của bột cá và dầu cá được phù hợp chứng nhận đến khách hàng ngay lập tức – Truy xuất khách hàng.
      4. Kết quả của việc đánh giá truy xuất nội bộ phải được ghi chép bao gồm, chứng cứ của việc thực hiện thông qua các báo cáo tuân thủ, không phù hợp, hoạt động xác minh và khắc phục.
    8. Người nộp đơn phải thông báo cho cơ quan cấp chứng nhận trong trường hợp nguyên liệu được chứng nhận.
    9. Lưu trữ ghi chép thông tin
      1. Người nộp đơn phải đảm bảo rằng tất cả các ghi chép yêu cầu bởi tiêu chuẩn này được lưu giữ ít nhất 3 năm.
      2. Các bản lưu phải chính xác, rõ ràng và không bị làm mờ.

    Phần 3. Các thực hành sản xuất có trách nhiệm

    IFFO nhận ra rằng một tiêu chuẩn cao về sản xuất có trách nhiệm phải được minh chứng cho chứng nhận đối với tiêu chuẩn về nguồn cung có trách nhiệm. Người nộp đơn đối với chương trình phải được cấp chứng nhận của Tiêu chuẩn nguồn nguyên liệu thức ăn quốc tế (IFIS) là tiêu chuẩn được quản lý bởi một trong các tổ chức đối tác thuộc Liên minh thức ăn an toàn quốc tế (IFSA), Tổ chức đối tác hiện tại đang được công nhận bao gồm:

    • Agricultural Industries Confederation (AIC).
    •  Overlegplatform Voedermiddelenkolom (OVOCOM).
    • Productschap Diervoeder (PDV).
    • QS Qualitat und Sicherhelt GmbH (QS).

    IFFO nhận thấy chương trình Programa de Aseguramiento de la Calidad (PAC) được ban hành bởi Chính phủ Chile, tương đương với tiêu chuẩn IFIS và các tổ chức đối tác của IFIS.

    1.  Chứng nhận của IFIS
      1. Người nộp đơn phải chứng minh về các Thực hành sản xuất có trách nhiệm thông qua việc có được chứng nhận của Liên minh thức ăn an toàn toàn cầu (IFSA), tiêu chuẩn về thành phần thức ăn (IFIS).
      2. Chứng nhận phải được quản lý bởi hướng dẫn ISO 65 về cơ quan chứng nhận uy tín và chương trình của IFSA bao gồm trong phạm vi của một thành viên của thỏa thuận đa phương IAF (MLA).
      3. Hiện tại và chứng nhận có giá trị phải sẵn có cho mỗi vùng đăng ký theo mẫu đăng ký của IFFO.
      4. Kết quả của việc đánh giá ngoại biên và đánh giá giám sát theo tiêu chuẩn của IFIS phải sẵn có, bao gồm báo cáo thực hiện, kết quả, không phù hợp, hoạt động sửa chữa liên quan đến đánh giá được thực hiện bởi một tổ chức chứng nhận được chỉ định.

    Phần 4. Các phụ phẩm từ cá

    Phần hướng dẫn này cho phép sử dụng các sản phẩm phụ từ cá để chế biến dầu cá, bột cá từ cá chế biến hoặc nuôi trồng thủy sản sử dụng làm nguyên liệu, ứng viên cũng phải tuân thủ với các quy định trước có trong tiêu chuẩn này.

    1.  Nguyên liệu cá tươi từ nhà máy chế biến thủy sản

    Nguyên liệu thô có nguồn gốc từ hoạt động chế biến cá chỉ có thể sử dụng để sản xuất bột cá, dầu cá nếu chúng đáp ứng các tiêu chí sau:

    1. Sản phẩm phụ của cá phải đến từ cá được chế biến cho con người tiêu thụ. Người nộp đơn phải có chứng minh bằng tài liệu chính sách nói về điều này.
    2. Sản phẩm phụ của cá phải đáp ứng và được bảo quản theo các yêu cầu của IFIS hoặc các chương trình chứng nhận tương đương, bao gồm: không bị ô nhiễm với nguồn đạm động vật trên cạn (LAP), hóa chất, các tác nhân sinh học, vật lý.
    3. Phụ phẩm của cá không được đến từ các hoạt động khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định.
    4. Người nộp đơn phải có thể truy xuất nguồn gốc của nguyên liệu đến điểm nhà máy chế biến cá cung cấp hoặc quản lý theo loài hoặc trộn lẫn nhóm loài trong những lô hàng nguyên liệu nhận về.

    Ghi chép các thông tin trên đây phải bao gồm các thông tin.

    1. Phụ phẩm từ cá không được đến từ những loài trong danh sách đỏ của IUCN (www.IUCN.ORG)
    • Đe dọa tuyệt chủng
    • Cực kỳ nguy cấp
    • Nguy cơ tuyệt chủng
      1. Những loài dễ bị tổn thương sẽ không được sử dụng các phụ phẩm của chúng; tuy nhiên, một ngoại lệ tồn tại đối với nghề cá ở một số dân cư riêng biệt nếu họ có một kế hoạch quản lý nghề cá liên tục được đánh giá nguồn lợi liên quan đến hoạt động khai thác và điều chỉnh/kiểm soát sản lượng theo hiện trạng của nguồn lợi và phù hợp với Quy tắc ứng xử của FAO về Nghề cá có trách nhiệm.
      2. Không tính đến danh sách của IUCN, mỗi phụ phẩm cũng phải được đánh giá dựa theo các tiêu chí sau:

    Chứng cứ nhằm chứng minh sản phẩm phụ không đến từ nghề cá có các hoạt động sau;

    • Khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không được quản lý
    • Sử dụng các thực hành khai thác mang tính hủy diệt,
    • Sử dụng thực hành làm cho nguồn lợi và hệ sinh thái không thể phục hồi được.
      1. Nguyên liệu tươi từ nuôi trồng thủy sản

     

    Nguyên liệu thô có nguồn gốc từ nuôi trồng thủy sản chỉ có thể sử dụng để chế biến dầu cá và bột cá nếu phù hợp với các tiêu chuẩn sau:

    1. Nguyên liệu phải sạch bệnh vào ngày tiếp nhận (theo quy định 1774/2002 của EU).
    2. Không được đến từ trang trại mà bị cấm vì các lý do liên quan đến sức khỏe động vật và không được tiếp xúc với các động vật từ những trang trại này.
    3. Nguyên liệu phải được cất giữ riêng biệt, ghi nhãn rõ ràng như bột cá, dầu cá của loài mà chúng bắt nguồn từ khi chúng được trộn lẫn với nguồn nguyên liệu thô khác cả trước và sau khi chế biến (quy định 811/2003 của EU).

    Phần 5. Trách nhiệm giải trình xã hội

    5.1. Người nộp đơn phải có một tài liệu về chính sách mà thể hiện sự cam kết để đảm bảo rằng bột cá và dầu cá của họ được sản xuất tuân thủ với các quy định pháp lý về người lao động, trợ cấp và an toàn lao động.

    5.2. Người nộp đơn phải có tài liệu thể hiện việc tự đánh giá hàng năm về các luật xã hội. Những việc chưa tuân thủ cũng phải được ghi chép lại, và có kế hoạc hành động để giải quyết và theo dõi việc chưa tuân thủ.

    Phần 6. Trách  nhiệm giải trình môi trường

    6.1. Hồ sơ xin chứng nhận tiêu chuẩn IFFO RS phải có tài liệu chính sách thể hiện sự tuân thủ của họ nhằm đảm bảo rằng bột cá, dầu cá được sản xuất tuân thủ theo các quy định liên quan đến môi trường.

    6.2. Người nộp đơn phải cung cấp chứng cứ rằng họ tuân thủ với các quy định liên quan về nước thải và khí thải.

    6.3. Những khía cạnh cho việc cải thiện đã được xác định phải được đưa vào kế hoạch hành động và được phê duyệt bởi cơ quan chức năng của chính phủ.

    Phần 7. Tuân thủ pháp luật

    7.1. Người nộp đơn phải duy trì sự tuân thủ với các tất cả các quy định về môi trường và xã hội trong 12 tháng vừa qua.

    Với những quy định về tiêu chuẩn quốc tế về nguồn cung có trách nhiệm đối với việc sản xuất dầu cá, bột cá do Tổ chức Dầu cá, bột cá thế giới (IFFO RS) ban hành. Để đạt được chứng nhận về Nguồn cung có trách nhiệm đối với sản phẩm bột cá, dầu cá, Các doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ các quy định trên để đảm bảo việc sản xuất, kinh doanh được bền vững.

    Người dịch và tổng hợp: Nguyễn Bá Thông

    Ý kiến bạn đọc

    Tin khác