Biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhất trong phát triển nuôi cá nước lạnh tại Việt Nam (10-11-2020)

Đó là khẳng định của Tiến sỹ Lê Thanh Lựu, Giám đốc Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS) tại Hội nghị Tổng kết 15 năm phát triển cá nước lạnh và định hướng giai đoạn 2021-2030.
Biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhất trong phát triển nuôi cá nước lạnh tại Việt Nam

Tại Hội nghị Tổng kết 15 năm phát triển cá nước lạnh và định hướng giai đoạn 2021-2030 vừa được Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với hai tỉnh Lào Cai, Lâm Đồng và Hội nghề cá Việt Nam tổ chức tại tỉnh Lào Cai, TS. Lê Thanh Lựu đã chỉ ra 6 thách thức lớn nhất đối với nghề nuôi cá nước lạnh đang gặp phải hiện nay, cụ thể là:

Một trong thách thức lớn nhất đối với nghề nuôi cá nước lạnh là biến đổi khí hậu mà hậu quả là nhiệt độ nước tăng lên (1,5-20C trong 15 năm qua), các hiện tượng thời tiết cực đoan với hiện tượng nắng nóng, khô hạn kéo dài, tần suất mưa lũ thường xuyên đã, đang và sẽ gây ra những tổn thất vật chất khó lường cho người nuôi cá nước lạnh.

Bên cạnh đó, thách thức khác là vấn đề đổi mới công nghệ, TS. Lê Thanh Lựu cho rằng trong 15 năm qua kể từ khi đối tượng cá nước lạnh được giới thiệu vào Việt Nam thì phương pháp nuôi truyền thống (nuôi nước chảy, nuôi lồng bè) vẫn là phương thức nuôi chủ đạo vì phần lớn người nuôi trồng là những nông hộ. Họ xem nuôi cá nước lạnh như một sinh kế hơn là một nghề kinh doanh sinh lợi. Chỉ một bộ phận nhỏ (8-10%) có nhận thức rỏ ràng đây là cơ hội đầu tư có thể tạo nguồn thu nhập tốt với lợi nhuận cao nên họ đầu tư cho những hạ tầng thiết yếu và đầu tư cho phát triển công nghệ. Tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và chưa được áp dụng nhiều công nghệ trong sản xuất. Chưa khép kín được chuỗi sản xuất.

Ngoài ra, thách thức về kiểm soát môi trường nuôi là một trong những thách thức có thể dẫn đến thất bại của ngành nuôi cá nước lạnh nếu chung ta không có giải pháp phát triển bền vững, do vì phần lớn những người nuôi cá nước lạnh là những nông hộ, doanh nghiệp nhỏ ít khả năng đầu tư đổi mới công nghệ, nên họ cũng ít khả năng đầu tư để giám sát môi trường. Mặt khác, do khả năng tài chính hạn hẹp, nên họ chỉ có thề đầu tư mua giống và thức ăn. Chính vì vậy, người nuôi ít quan tâm đến đầu tư cho hệ thống xử lý nước. Đó là lý do giải thích cho một loạt trang trại trong 5 năm gần đây mất mát rất nhiều do nguồn nước bị ô nhiễm, do bệnh ký sinh trùng gây ra, đặc biệt, với đối tượng cá hồi vân ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Thách thức về chất lượng con giống cũng là vấn đề được xem là nghiêm trọng đối với nghề nuôi cá nước lạnh hiện nay. Vấn đề là ở chỗ, trứng cá nhập khẩu từ các nước Âu, Mỹ thường đảm bảo chất lượng cũng như kiểm dịch thú y rất chuẩn mực. Chất lượng trứng như vậy thường tương ứng với giá thành cao, nên con giống sản xuất ra cũng có giá cao. Trong lúc đó, các nhà cung cấp trứng/giống từ Trung Quốc luôn đưa ra giá thấp hơn 20-35%. Chính vì vậy, phần lớn người nuôi nhỏ lẻ, thậm chí nhiều doanh nghiệp vì lợi ích ngắn hạn đã chấp nhận mua trứng, con giống từ Trung Quốc mà bỏ qua kiểm định chất lượng cũng như các tiêu chuẩn kiểm dịch. Điều này sẽ gây hậu quả cho người nuôi và rõ ràng là thách thức lớn đối với hiện tại và tương lai trong bối cảnh cạnh tranh giữa các nhà cung cấp.


à thách thức cuối là hiện nay chưa có các biện pháp quản lý chặt chẽ và chưa thiết lập được hệ thống thu thập số liệu thông tin. Đây cũng là những thách thức lớn cho sự phát triển bền vững của ngành nuôi cá nước lạnh. Điều này có thể phân tích rỏ ràng hơn là ở cơ cấu vĩ mô, Bộ NN&PTNT đã có quy hoạch chung cho ngành nuôi cá. Một vài tỉnh có quy hoạch phát triển cá nước lạnh. Nhưng nhiều tỉnh chưa có. Vấn đề là ở chỗ, những tỉnh có quy hoach nhưng phần lớn các quy hoạch đó bị phá vỡ, mà không có biện pháp cụ thể hoặc chế tài để bắt buộc phải tuân theo quy hoạch. Trong lúc đó, nhiều tỉnh chưa có quy hoach phát triển cá nước lạnh gây khó khăn đối với người nuôi. Hậu quả là nguồn nước bị tận dụng tối đa, nhưng không có pháp chế để bắt người sử dụng nước phải tuân thủ luật pháp, đặc biệt luật pháp bảo vệ môi trường.Một thách thức khác là liên quan đến thị trường, hiện nay cá tầm Việt Nam chất lượng cao giá cao đang phải cạnh tranh với cá tầm Trung Quốc chất lượng thấp, giá thấp. Thực tế, Trung Quốc xuất khẩu bằng con đường tiểu ngạch sang Việt Nam cá tầm có giá chỉ bằng 50-75% giá cá tại trang trại của Việt Nam. Hiện nay, chưa ai giải thích được vì sao giá cá tầm Trung Quốc lại thấp như vậy. Nhưng điều này trong ngắn hạn và trung hạn gây ra sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất Việt Nam với nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc. Đây là thách thức lớn trong trung hạn.

Tại Hội nghị, TS. Lê Thanh Lựu cũng chỉ ra một trong những bất cập hiện nay, trong chính sách phát triển, mặc dầu, có nhiều chính sách ban hành hỗ trợ phát triển nghề nuôi cá nước lạnh, nhưng lại không có bộ phận nào theo dõi và thu thập thông tin về sự phát triển đó, hoặc tính hiệu quả của các chính sách để sau mỗi một giai đoạn 4-5 năm có thể đưa ra các điều chỉnh quy hoạch và các chính sách sao cho quy hoạch đó, các chính sách đó phù hợp hơn với nhu cầu phát triển của ngành nuôi cá nước lạnh.

Văn Thọ

Ý kiến bạn đọc

Tin khác