Các tranh luận về việc chấm dứt trợ cấp thiệt hại trong hoạt động sản xuất thủy sản toàn cầu (07-01-2021)

Các thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã không đáp ứng được thời hạn cuối năm 2020 do Liên hợp quốc đặt ra, để đạt được thỏa thuận về việc chấm dứt trợ cấp thiệt hại trong hoạt động sản xuất thủy sản khi hai bên gặp nhau tại Geneva vào ngày 14 tháng 12 vừa qua. Tuy nhiên, các nước vẫn đạt được tiến bộ đáng kể trong quá trình đàm phán - mở đường cho một thỏa thuận vào năm 2021.
Các tranh luận về việc chấm dứt trợ cấp thiệt hại trong hoạt động sản xuất thủy sản toàn cầu
Ảnh minh họa

Sau hơn hai thập kỷ đàm phán, WTO đã thông báo rằng họ đã bỏ lỡ thời hạn năm 2020 để đạt được một thỏa thuận về loại bỏ trợ cấp thiệt hại trong hoạt động khai thác thủy sản. Các nước sẽ nối lại đàm phán vào tháng 1 năm 2021, cố gắng giải quyết những khúc mắc còn tranh chấp trong văn kiện dự thảo hợp nhất.

Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc đã cảnh báo rằng tình trạng trữ lượng thủy sản trên thế giới đang suy giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, các chính phủ vẫn phân bổ 22 tỷ đô la mỗi năm để trợ cấp thiệt hại cho các đội tàu đánh cá công nghiệp lớn, chủ yếu để giúp các đội tàu này trang trải các chi phí (như: nhiên liệu, đóng tàu) giúp các đội tàu đánh cá công nghiệp khai thác được nhiều thủy sản hơn (bằng cách triển khai các hoạt động đánh bắt xa bờ trong khoảng thời gian dài hơn). Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến vấn đề khai thác thủy sản bền vững.

Năm 2015, các nhà lãnh đạo trên thế giới đã ký cam kết thực hiện một số mục tiêu bền vững của Liên hợp quốc; trong đó, có một ý kiến yêu cầu Cơ quan Giám sát Thương mại (the trade watchdog) nhất định phải đạt được thỏa thuận cuối cùng vào năm 2020 về việc chấm dứt các khoản trợ cấp thiệt hại trong hoạt động khai thác thủy sản, vì các khoản trợ cấp này sẽ góp phần vào việc “làm gia tăng nạn lạm thác” - thủy sản bị khai thác quá mức. Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản là những thủ phạm chính của việc này.

“Tôi thực sự thất vọng, chúng tôi bỏ lỡ thời hạn năm 2020, nhưng tôi không nản lòng. Ngược lại, càng có thêm động lực quyết tâm”, Santiago Wills của Colombia đã chia sẻ với Reuters.

Miễn trừ cho các nước đang phát triển/ kém phát triển, và những quy tắc liên quan đến các vùng biển tranh chấp là hai điểm mấu chốt chính trong các cuộc đàm phán (trong số hàng chục vấn đề cần giải quyết). Việc bỏ lỡ thời hạn của Liên hợp quốc đối với một trong những mục tiêu quan trọng nhất về phát triển bền vững (có thể tạo tiền lệ để đạt được các mục tiêu tiếp theo trong tương lai) đã đặt ra câu hỏi về khả năng lập luận của Tổ chức Thương mại Thế giới trong các mục tiêu của Liên hợp quốc. Về mặt kinh tế, quỹ trợ cấp thiệt hại trong các hoạt động sản xuất thủy sản không liên quan đến các hoạt động đánh bắt quá mức và cũng không khuyến khích hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), góp phần vào tình trạng nguy cấp của trữ lượng thủy sản toàn cầu.

“Trong nhiều thập kỷ qua, chính các hoạt động nghề cá vô trách nhiệm đã làm cạn kiệt quần thể thủy sản, phá hủy các nền kinh tế và hệ sinh thái. Bên cạnh đó, một số khoản trợ cấp thiệt hại lại là động lực cho các hoạt động khai thác thủy sản quá mức. Vì vậy, chấm dứt các khoản trợ cấp này là cách hữu hiệu giúp đảm bảo phát triển nghề cá bền vững. Bây giờ, WTO đã sẵn sàng để đạt được một thỏa thuận có thể giúp thực hiện điều đó”, Isabel Jarrett, người quản lý dự án The Pew Charity Trusts bày tỏ quan điểm của mình về việc chấm dứt trợ cấp thiệt hại trong hoạt động sản xuất thủy sản.

Bà cho biết thêm: “Ngay cả trong một môi trường chính trị khó hoàn thành kế hoạch đã đặt ra - và bất chấp đại dịch toàn cầu đã gây ra sự chậm trễ không lường trước được trong quá trình đàm phán - các thành viên của  Tổ chức Thương mại Thế giới vẫn đạt được những bước tiến đáng kể. Nếu các quốc gia đạt được thỏa thuận chung về vấn đề trợ cấp thiệt hại trong hoạt động sản xuất thủy sản; đồng thời, rút ngắn khoảng cách bất đồng ý kiến về mức thấp nhất, chúng ta nhất định sẽ đạt được thắng lợi trong công cuộc bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản, có tác động tích cực và lâu dài đến sự sống của đại dương của chúng ta”.

Ngọc Thúy (theo FishSec)

Ý kiến bạn đọc