EU còn một chặng đường dài để đạt được Tình trạng Môi trường Tốt (09-12-2020)

Vừa qua, Ủy ban châu Âu đã thảo luận báo cáo của mình về việc thực hiện Chỉ thị Khung Chiến lược Biển (the Marine Strategy Framework Directive) với nhóm chuyên gia Điều phối Chiến lược. Báo cáo cho thấy, trong khi khung pháp lý của EU về bảo vệ môi trường biển được đánh giá là tham vọng nhất trên thế giới, thì những thách thức dai dẳng vẫn còn tồn tại, chẳng hạn như dư thừa chất dinh dưỡng, ô nhiễm tiếng ồn dưới nước, rác thải nhựa, các loại ô nhiễm khác, cũng như việc khai thác thủy sản không bền vững.
EU còn một chặng đường dài để đạt được Tình trạng Môi trường Tốt

Nhóm chuyên gia của Ủy ban về Điều phối Chiến lược cho Chỉ thị Khung Chiến lược Biển (The Commission Expert Group on Strategic Coordination for the Marine Strategy Framework Directive - MSCG) đã có cuộc họp lần thứ 27 vào ngày 11 tháng 11 năm 2020. Cuộc họp đã cung cấp một số hiểu biết sâu sắc về việc thực hiện liên tục Chỉ thị Khung Chiến lược Biển (the Marine Strategy Framework Directive - MSFD), nhằm mục đích bảo vệ môi trường biển trên toàn châu Âu và đạt được Tình trạng Môi trường Tốt (Good Environmental Status - GES) vào năm 2020.

Mặc dù Chỉ thị là một công cụ chính sách đầy tham vọng, đã đưa ra định nghĩa về quản lý dựa trên hệ sinh thái, nhưng cho đến nay, EU vẫn chưa đạt được Tình trạng Môi trường Tốt (GES) và còn chịu thêm những gánh nặng về nạn quan liêu. Các cuộc thảo luận đã đề cập đến việc ngăn chặn tệ quan liêu và cách thức thực hiện công tác quản lý dựa trên hệ sinh thái, đồng thời nhấn mạnh rằng việc thiếu kiến ​​thức không nên được sử dụng như một cái cớ để cản trở việc thực thi các chính sách đầy tham vọng của EU. Các tổ chức phi chính phủ đã nêu bật Tuyên ngôn Xanh (the Blue Manifesto), trong đó nhấn mạnh một thực tế là: EU có đủ kiến ​​thức để hành động ngay từ bây giờ.

Các chủ đề khác bao gồm tính toàn vẹn của đáy biển với phân tích của Hội đồng khám phá biển quốc tế (the International Council for the Exploration of the Sea – ICES) cho thấy tầm quan trọng của việc cân bằng giữa nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường; tại một số khu vực có tới 80% sản lượng thủy sản đánh bắt từ đáy biển, điều này cần được xem xét khi lập kế hoạch các biện pháp bảo vệ môi trường. Ngoài ra, Hội nghị “Baltic của Chúng ta” (the Our Baltic Conference) cũng đã thảo luận sự cần thiết phải có những hành động cụ thể về hội nhập và hợp tác giữa các quốc gia và các lĩnh vực để phù hợp với mục tiêu của Tuyên ngôn “Baltic của Chúng ta” (the Our Baltic Declaration).

Gần đây, một báo cáo mới về Ô nhiễm ở Châu Âu đã được trình bày như một phần của Thỏa thuận Xanh Châu Âu (the European Green deal), các yêu cầu về biện pháp tích hợp cũng được đưa ra trong lĩnh vực này. Nhu cầu cấp thiết của việc giảm thiểu các nguy cơ của tiếng ồn dưới nước đã được nhấn mạnh trong một bản tóm tắt chính sách mới (sắp được công bố trực tuyến) nêu rõ thực trạng nhận ​​thức, khung pháp lý và chính sách, những thiếu sót của việc quản lý tiếng ồn dưới nước hiện nay và các hành động và biện pháp được khuyến nghị.

Hơn nữa, cuộc họp đã tiến hành một cuộc tham vấn những người tham gia để xem xét tính hiệu quả của Chỉ thị Khung Chiến lược Biển (MSFD). Tóm tắt các kết quả bao gồm: (i) thỏa thuận về giá trị gia tăng; (ii) khoảng cách quan sát được giữa tham vọng cao và đầu ra pháp lý yếu kém; (iii) cần xác định rõ hơn về Tình trạng Môi trường Tốt (GES); (iv) sự cần thiết phải gắn các mục tiêu của Chỉ thị Khung Chiến lược Biển với các chính sách ngành khác (như Ngư nghiệp, Nông nghiệp, Quy hoạch không gian hàng hải, Tăng trưởng xanh; (v) lời kêu gọi đơn giản hóa nghĩa vụ báo cáo (vốn được EU coi là quan liêu); và (vi) nhu cầu cải thiện thông tin tuyên truyền về Chỉ thị, vì hầu như Chỉ thị Khung Chiến lược Biển (MSFD) không được công chúng và những người ra quyết định biết đến (mặc dù nó đã được thông qua từ năm 2008).

Ngọc Thúy (theo FishSec)

Ý kiến bạn đọc