Buôn bán trứng cá muối bất hợp pháp đẩy một số loài cá đến bờ vực tuyệt chủng (28-02-2019)

Tham nhũng thúc đẩy việc thu hoạch và bán trứng cá bất hợp pháp, có khả năng đẩy nhanh sự suy giảm số lượng của nhiều loài cá sắp tuyệt chủng.
Buôn bán trứng cá muối  bất hợp pháp đẩy một số loài cá đến bờ vực tuyệt chủng
Ảnh minh họa

Đó là kết luận của một báo cáo được công bố vào ngày 13 tháng 2 bởi các tổ chức phi chính phủ như Tổ chức Bảo vệ động, thực vật hoang dã TRAFFIC, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên WWF, Đại học Northumbria ở Hoa Kỳ, Đại học Utrecht ở Hà Lan.

Theo ông Louisa Musing, một cán bộ nghiên cứu của TRAFFIC: “Việc loại bỏ hiệu quả các hành vi tham nhũng là điều kiện tiên quyết để cho phép điều tiết thương mại trứng cá muối một cách bền vững và để bảo vệ nguồn lợi cá tầm khỏi bị khai thác quá mức”.

Các tác giả của báo cáo chỉ ra bằng chứng hối lộ, xung đột lợi ích, săn trộm và dán nhãn không đúng cách trong việc lấy trứng cá mặn, định giá cao thường khiến người tiêu dùng phải trả hàng ngàn USD mỗi kg.

Trứng cá muốn thường lấy từ những loài cá lớn, sống lâu như cá tầm và cá tầm thìa. 16 trong số 27 loài cá tầm được liệt kê là cực kỳ nguy cấp bởi Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên IUCN, cũng là một trong sáu loài cá tầm thìa. Đánh bắt cá, xây dựng các đập và ô nhiễm đã gây thiệt hại cho những động vật này, vì vậy, Công ước về thương mại quốc tế về các loài động vật và thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng đã giám sát việc buôn bán trứng cá từ cuối những năm 1990. Kể từ thời điểm đó, hầu hết trứng cá muối có nguồn gốc từ hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Nhưng giá cao của trứng từ cá tự nhiên đã lôi kéo một số thương nhân tìm cách xoay quanh các quy định quốc tế. Ngay cả trứng cá muối từ cá nuôi trong trang trại đôi khi cũng được dán nhãn không chính xác như thể đó là trứng từ cá tự nhiên để tăng giá trị của nó đối với người tiêu dùng.

Cuộc điều tra cho thấy những ngư dân đang tìm kiếm những con cái có trứng cá muối trả cho các thanh tra viên để họ bỏ qua những con cá đánh bắt trái phép. Họ cũng sử dụng giấy phép khoa học để che giấu việc đánh bắt cá tầm ở Biển Caspi, quê hương của loài săn mồi - và cực kỳ nguy cấp – loài cá tầm trắng (Huso huso). Loài cá tầm trắng ở Caspi sinh sản ở sông Volga. Nghiên cứu giữa những năm 1960 và 1990 cho thấy số lượng cá tầm trắng hướng lên thượng nguồn mỗi năm đã giảm từ 26.000 xuống còn 2.800 con trong 33 năm - giảm 89%.

HNN (Theo mongabay)

Ý kiến bạn đọc

Tin khác