Kết quả quan trắc môi trường chất lượng nước phục vụ vùng nuôi tôm nước lợ tỉnh Cà Mau (24-12-2018)

Nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và kiểm soát ô nhiễm môi trường vùng nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh Cà Mau, ngày 29/11/2018, Chi cục Thủy sản Cà Mau đã phối hợp với Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm định nuôi trồng thủy sản thực hiện lấy mẫu quan trắc môi trường nước mặt vào ngày 08/11/2018 tại 5 điểm trên các tuyến sông thuộc địa bàn tỉnh Cà Mau: điểm Sông Cái Đôi Vàm thuộc huyện Phú Tân, Sông Đường Chéo thuộc huyện Ngọc Hiển, Kênh xáng Độ Cường giáp ranh huyện Đầm Dơi và TP. Cà Mau, Sông Thị Tường và Kênh xáng Tân Hưng thuộc huyện Cái Nước.
Kết quả quan trắc môi trường chất lượng nước phục vụ vùng nuôi tôm nước lợ tỉnh Cà Mau
Ảnh minh họa

Các chỉ tiêu quan trắc bao gồm: nhiệt độ, pH, DO, độ mặn, độ kiềm, N-NO2- , N-NH4+, P - PO43- , H2S, TSS, COD, Vibrio tổng số và V.parahaemolyticus tổng số. Theo kết quả phân tích cho thấy các chỉ tiêu: nhiệt độ pH, DO, N-NO2- và độ kiềm có giá trị nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu có nồng độ vượt ngưỡng như: Độ mặn tại tuyến Sông Thị Tường có nồng độ 4‰, thấp hơn ngưỡng cho phép từ 0,8 lần, không thích hợp cho thủy sản nuôi phát triển. Chỉ tiêu N-NH4+ tại 5 điểm quan trắc có hàm lượng từ 1,5 – 2,9 mg/l, vượt ngưỡng cho phép từ 1,67 – 3,22 lần. Chỉ tiêu P- PO43- tại 4 điểm quan trắc gồm: Sông Đường Chéo, Kênh xáng Độ Cường, Sông Thị Tường và Kênh xáng Tân Hưng có hàm lượng từ 0,52 – 0,88 mg/l, vượt ngưỡng cho phép 1,04 – 1,76 lần. Chỉ tiêu H2S tại 5 điểm quan trắc có hàm lượng từ 0,122 – 0,266 mg/l, vượt ngưỡng cho phép từ 2,44 – 5,32 lần. Chỉ tiêu TSS tại 5 điểm quan trắc có hàm lượng từ 153 – 463 mg/l, vượt ngưỡng cho phép từ 1,53 – 4,63 lần. Chỉ tiêu COD tại 5 điểm quan trắc có hàm lượng từ 100 – 148 mg/l, vượt ngưỡng cho phép từ 2 – 2,96 lần. Chỉ tiêu vi sinh Vibrio tại 5 điểm quan trắc dao động từ 7x10l – 4,1x103 CPU/ml.

Chỉ tiêu vi sinh V.parahaemolyticus tổng số tại 5 điểm quan trắc dao động từ 0,09x10l – 6,7x102 CFU/ml.

Từ kết quả trên thì hàm lượng các chất ô nhiễm trong môi trường nước tại các điểm quan trắc không còn phù hợp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thủy sản nuôi, thời gian kéo dài có khả năng gây chết. Mặt khác, thời tiết đang vào giai đoạn chuyển mùa, kết hợp với triều cường tăng cao làm cho môi trường nước dễ biến động.

Trước tình hình trên, Chi cục Thủy sản khuyến cáo đến hộ nuôi khẩn trương thực hiện các biệm pháp ứng phó và phòng ngừa thích hợp để tránh thiệt hại trong sản xuất như: Hộ nuôi cần lắng, lọc kỹ trước khi lấy nước vào ao nuôi và chủ động nguồn nước sạch, có nơi trữ nước để cung cấp, thay nước cho ao nuôi khi cần thiết. Đồng thời, bổ sung một số khoáng chất, vitamin cần thiết để tăng cường dinh dưỡng và khả năng đề kháng cho tôm nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật nhằm chống chịu lại thời tiết bất thường. Bên cạnh đó, phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra các yếu tố môi trường nước trong ao nuôi, theo dõi thời tiết, sức khỏe tôm nuôi, diễn biến mầm bệnh,… để chủ động xư lý kịp thời hoặc báo cáo cho chính quyền địa phương. Mặt khác, khuyến cáo người nuôi chọn con giống từ các trang trại có uy tín và xét nghiệm bệnh trên con giống trước khi thả nuôi để tránh thiệt hại….

Thanh Thủy

Ý kiến bạn đọc

Tin khác