Quảng Bình: Phát triển bền vững nuôi tôm trên cát theo hướng an toàn dịch bệnh (28-06-2016)

Vừa qua, tại Quảng Bình, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Quảng Bình tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Phát triển bền vững nuôi tôm trên cát theo hướng an toàn dịch bệnh”.
Quảng Bình: Phát triển bền vững nuôi tôm trên cát theo hướng an toàn dịch bệnh
Ảnh minh họa

Thời gian qua, việc phát triển nuôi tôm trên cát đã mở ra một hướng đi mới trong nuôi trồng thuỷ sản đối với các tỉnh nghèo có tiềm năng về đất đai, đặc biệt là các tỉnh miền Trung, trong đó có Quảng Bình, góp phần giúp người dân nhanh chóng thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhưng cũng đặt ra không ít thách thức trong bảo vệ môi trường sinh thái. Nhiều năm trở lại đây, nuôi tôm trên cát ở vùng ven biển tỉnh Quảng Bình phát triển khá mạnh với diện tích tăng lên mỗi năm. Từ năm 2006 mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát bắt đầu được thử nghiệm với diện tích 1 ha; đến năm 2015, toàn tỉnh có 1.087 ha nuôi tôm mặn, lợ, trong đó diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát là 260 ha với sản lượng 2.330 tấn, chiếm 23,9% diện tích và chiếm 52,3% sản lượng tôm nuôi toàn tỉnh. 5 tháng đầu năm 2016, diện tích nuôi tôm trên cát ở Quảng Bình là 134 ha, giảm so với cùng kỳ do một số diện tích bị thu hồi để xây dựng khu du lịch, sản lượng đạt 711 tấn. Tuy nhiên, vấn đề quy hoạch vùng nuôi mang tính chiến lược vẫn còn nhiều hạn chế và việc nuôi tôm trên cát phát triển manh mún, tự phát. Để tiếp tục đầu tư phát triển loại hình nuôi này, cần có sự xem xét đánh giá một cách toàn diện, đặc biệt coi trọng sự phát triển bền vững và an toàn dịch bệnh, trong đó, sử dụng chế phẩm sinh học được xem là giải pháp tối ưu cho người nuôi tôm.

Tại diễn đàn, các đại biểu đã được giới thiệu một số tham luận như: Hiện trạng, tiềm năng và giải pháp phát triển nuôi tôm trên cát tại tỉnh Quảng Bình; Kết quả một số mô hình ứng dụng công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đạt hiệu quả tại Nghệ An; Mô hình nuôi tôm trên cát theo hướng VietGAP tại các tỉnh ven biển. Ngoài ra, các đại biểu còn được tham khảo những điểm mới trong quy trình ương tôm và nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm trong hệ thống Green-house, các văn bản chính sách của Nhà nước hỗ trợ phát triển nuôi tôm trên cát... Các chuyên gia và đại biểu đã chia sẻ nhiều thông tin cũng như kinh nghiệm để nuôi tôm theo hướng an toàn như: Ứng dụng công nghệ sinh học không dùng kháng sinh, hóa chất trong nuôi tôm; Nuôi an toàn sinh học trong ao cát theo hướng VietGAP; Giới thiệu quy trình Copefloc cho ao bạt; Nghiên cứu cải tiến những công nghệ nuôi, đối tượng nuôi mới......

Ngọc Hà

Ý kiến bạn đọc

Tin khác